Sunday, July 14, 2013

Cài đặt WordPress trên hosting miễn phí - tội gì không thử

Là hệ quản trị nội dung rất mạnh mẽ

Với hướng dẫn dưới đây, bạn cài đặt WordPress trên hosting có phí hay miễn phí đều được hết, nhưng mình giả dụ bạn chưa mua hosting mà đang dùng miễn phí để khám phá nên mới đặt tiêu đề như vầy. Giờ chúng ta bắt đầu tiến hành cài đặt luôn nhỉ. Host miễn phí được cài đặt là của 000webhost.com...

Làm cái gì cũng thế, bạn phải có phương tiện, đồ nghề. Để cài đặt Wordpress bạn cần có sẵn những thứ sau:

Bước 1:

Bạn đăng nhập vào khu vực quản trị hosting:

Đăng nhập vào hosting

Click vào Go to CPanel:

Go to CPanel

Click vào MySQL để tạo Cơ Sở Dữ Liệu (CSDL):

Tạo cơ sở dữ liệu

Phần dưới đây khá quan trọng nên bạn cần chú ý:

Đặt tên cho cơ sở dữ liệu

Ở đây bạn sẽ chọn tên CSDL (MySQL database name), Tên người dùng CSDL (MySQL user name), Pass (mật khẩu thường yêu cầu bao gồm cả chữ và số), nhập lại mật khẩu lần nữa (Enter password again). Sau đó bạn nhấn Creat database để hosting tạo CSDL. Bạn sẽ nhận được thông tin CSDL mà mình vừa tạo, thông tin này bạn cần lưu lại để tẹo nữa ở Bước 2 còn dùng:

$mysql_host = "mysql1.000webhost.com"; 
$mysql_database = "a7165822_ducanh"; 
$mysql_user = "a7165822_ducanh"; 
$mysql_password = "**********";

Dĩ nhiên có cả thông tin password rõ ràng, nhưng phần trên mình cố tình để dấu * để khỏi lộ pass của mình :)

Bước 2: 

Giải nén file Worpress mà bản tải về lúc nãy. Sau đó vào thư mục đã giải nén tìm file có tên wp-config-sample.php

wp-config-sample.php

Bạn copy file wp-config-sample.php rồi paste ngay tại thư mục đó, sau đó đổi tên nó thành wp-config.php

wp-config.php

Có thể bạn thắc mắc là tại sao cần 2 file giống nhau làm gì? nguyên nhân là vì chúng ta sẽ phải chỉnh sửa cái file wp-config.php, chúng ta giữ lại một bản sao lưu của nó là wp-config-sample.php để nhỡ sửa mà bị lỗi thì còn có cái lấy lại mà dùng...

OK, giờ bạn sẽ phải chỉnh sửa file wp-config.php bạn bật nó lên bằng notepad có sẵn trên Windows.

Chỉnh sửa file wp-config


Sau đó bạn tìm đến những dòng này, trông hơi rắc rối một tí thôi:

// ** MySQL settings - You can get this info from your web host ** //
/** The name of the database for WordPress */
define('DB_NAME', 'database_name_here');

/** MySQL database username */
define('DB_USER', 'username_here');

/** MySQL database password */
define('DB_PASSWORD', 'password_here');

/** MySQL hostname */
define('DB_HOST', 'localhost');

Những dòng trên rất quan trọng, bạn phải điền chính xác thông tin CSDL lúc nãy có ở Bước 1 để điền vào đây.

Đây là kết quả:

define('DB_NAME', 'a7165822_ducanh');

/** MySQL database username */
define('DB_USER', 'a7165822_ducanh');

/** MySQL database password */
define('DB_PASSWORD', '*******');

/** MySQL hostname */
define('DB_HOST', 'mysql1.000webhost.com');

Chú ý là ở phần Password thì bạn phải điền cụ thể pass của bạn chứ không phải mấy dấu * như ở trên. Các cái như a7165822_ducanh cũng phải là của bạn, còn ở trên là của mình, tên CSDL của bạn chắc chắn sẽ khác. Cuối cùng bạn lưu lại file vừa sửa là xong (nhấn Ctrl + S).

Bước 3

Vậy là ta đã qua phần khó khăn nhất, bước 3 này đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần cài đặt phần mềm FileZilla đã tải ở khâu chuẩn bị. Sau đó bật nó lên và điền các thông số hosting để FileZilla kết nối với hosting. Bạn nên đọc bài này để biết rõ hơn về cách kết nối...

Sau khi kết nối thành công, ở bên tay trái bạn vào thư mục wordpress, bên tay phải bạn vào thư mục public_html:

Chuẩn bị up host

Bạn xóa cái file default.php đi, sau đó kéo thả tất cả file ở thư mục wordpress vào trong thư mục public_html...Bạn chờ khoảng 5 đến 10 phút để quá trình upload thành công...Nhìn xuống dưới phần mềm, bạn sẽ thấy quá trình upload diễn ra:

Quá trình upload

Upload xong, bạn truy cập vào tên miền của mình sẽ thấy phần cài đặt WordPress, bạn điền thông tin Tên site, pass của Admin (Không bắt buộc phải giống pass CSDL ở trên), và địa chỉ email, rồi nhấn Install Wordpress:

Cài đặt WordPress

Và cuối cùng chúng ta đã thành công:

Cài đặt thành công WordPress

P/S: vì là host miễn phí nên quá trình cài đặt hơi chậm và có thể gây quá tải cho host, nếu có thông báo lỗi như dưới đây thì bạn nhấn f5 là OK.

Thông báo lỗi

Thông tin thêm: Tình hình là sau khi cài xong lỗi ở ảnh trên rất hay gặp, để khắc phục lỗi trên, bạn thêm dòng sau vào file wp-config.php:

 define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ’128M’);

Mục đích là để chủ động yêu cầu tăng thêm bộ nhớ. Tuy nhiên nó cũng không hoàn toàn thành công, vẫn hay quá tải. Vì vậy chúng ta nên tìm nhà cung cấp hosting miễn phí khác đủ mạnh để chơi Wordpress (Còn nếu trang PHP bạn tự code hoặc các trang HTML thì bạn vẫn nên dùng 000webhost nhé)

Xem thêm:

No comments:

Post a Comment