Monday, July 29, 2013

Đâu là yếu tố quan trọng nhất trong mật khẩu mạnh?


Chúng ta đều biết mật khẩu muốn mạnh thì phải hội tụ các yếu tố như: không quá ngắn (ít nhất 8 ký tự), gồm chữ thường (a, b, c.., z), số (0, 1, 2..., 9), có cả chữ IN HOA (A, B, C,..., Z) và ký tự đặc biệt (!, @, #, $, %, ^, &, *...). Trong thực tế ít khi chúng ta đặt mật khẩu có đủ cả 5 điều kiện này, do vậy việc xem xét yếu tố nào trợ giúp cho mật khẩu nhất cũng là điều khá quan trọng.

Trong thử nghiệm này, chúng ta sẽ tạo một mật khẩu gồm toàn chữ thường, cụ thể tôi chọn mật khẩu: faletysu có độ dài 8 ký tự và không phải là một từ nằm trong từ điển của bất cứ ngôn ngữ nào. Sau đó chúng ta ước lượng nếu kẻ hack mật khẩu sử dụng phương pháp tấn công vét cạn (thử tất cả mọi trường hợp) thì số lượng lần mà hắn phải thực hiện là bao nhiêu? Con số thử càng lớn sẽ khiến kẻ tấn công càng vất vả, và khả năng chống tấn công của mật khẩu đó càng tốt...Tôi dùng trang https://www.grc.com/haystack.htm để tính số lượng tối đa (không gian tìm kiếm) khả năng một chương trình phá mật khẩu phải thử trước khi tìm ra chính xác mật khẩu.

Sau đây là kết quả:
  • Mật khẩu faletysu có độ lớn phải dò là: 2.17 x 1011 
  • Nếu thay một chữ trong mật khẩu trên bằng một số, chẳng hạn với mật khẩu mới falety6u thì độ lớn phải dò tăng lên hơn 10 lần, cụ thể không gian tìm kiếm là: 2.9 x 1012 
  • Nếu thay một chữ trong mật khẩu faletysu bằng một ký tự đặc biệt, chẳng hạn falety$u thì độ lớn phải dò tăng thêm 686 lần, cụ thể không gian tìm kiếm là: 1.47 x 1014 
  • Nếu thay một chữ trong mật khẩu faletysu bằng một chữ IN HOA, chẳng hạn faletySu thì độ lớn phải dò tăng thêm 251 lần, cụ thể không gian tìm kiếm là: 5.45 x 1013
Qua ví dụ thay ký tự cụ thể ở trên ta thấy, với cùng số lượng ký tự thì nếu mật khẩu có ký tự đặc biệt sẽ đem lại hiệu quả nhất, tiếp đến là chữ IN HOA và cuối cùng mới là số.

Vẫn dùng mật khẩu faletysu khi tôi cho thêm một ký tự thường vào, chẳng hạn thành faletysut thì độ lớn phải dò tăng thêm 26 lần. Tức là chỉ cần thêm 2 ký tự thường thôi bạn sẽ làm kẻ tấn công vất vả thêm 676 lần (26 x 26).

Có thể kết quả dưới đây làm bạn bất ngờ, chỉ cần thêm 1 ký tự đặc biệt vào chuỗi trên, không gian tìm kiếm tăng thêm hơn 40 ngàn lần !!! 

Nếu thêm ký tự IN HOA vào, số lượng mật khẩu phải dò cũng tăng thêm đến 13 ngàn lần.

Nếu là số thì sẽ tăng thêm 479 lần.

Cũng như lần trước, lần này ký tự đặc biệt tỏ ra vượt trội.

Kết luận: Tăng độ dài mật khẩu là cách hiệu quả nhất để tăng mức độ khó đoán cho mật khẩu. Ngoài ra ký tự đặc biệt  IN HOA tỏ ta là 2 yếu tố trợ giúp vượt trội so với dùng số (0 - 9) ở cả 2 thử nghiệm thay và thêm.

Sở dĩ chữ IN HOA lại tạo ra nhiều không gian tìm kiếm hơn số là bới vì có đến 26 ký tự IN HOA trong khi chỉ có 10 ký tự số - số lượng thử do vậy cũng phải tăng theo. Tương tự như thế, số lượng ký tự đặc biệt cũng nhiều hơn chữ IN HOA. Tuy nhiên cũng nên lưu ý, các mật khẩu gồm ký tự đặc biệt nếu không biết cách đặt sẽ tạo thành các chuỗi khó nhớ.

Có một số chương trình tạo mật khẩu rất hay bạn nên tham khảo để xem cách đặt mật khẩu của nó, tôi muốn giới thiệu với bạn phần mềm Pafwerttrang web PasswordBird

Sunday, July 28, 2013

Cách đặt mật khẩu dễ nhớ


Việc có hàng loạt các tài khoản phải nhớ từ Gmail, Facebook, Yahoo đến hàng chục diễn đàn lớn nhỏ lại cộng thêm mật khẩu các dịch vụ trên mạng nữa khiến bạn rất dễ bị rối và quên béng mất chúng! Bạn muốn mật khẩu dễ nhớ - đúng thế - nhưng nó vẫn phải đủ an toàn nữa. Blog Mạng Lưới Toàn Cầu sẽ cùng bạn tìm giải pháp.

Đây là một số mẹo giúp cho mật khẩu dễ nhớ:
  • Nó dài vừa đủ: Nhiều người đặt mật khẩu rất dài, tất nhiên sẽ an toàn nhưng cũng dễ gõ nhầm và quên hơn. Thực tế cho thấy nếu áp dụng đúng nguyên tắc bạn chỉ cần đặt mật khẩu từ 12 đến 20 ký tự là đã đủ sức chống lại các cuộc tấn công phá mật khẩu mạnh mẽ nhất.
  • Nó không phức tạp quá: Bạn có mật khẩu 16 ký tự, bạn biết các quy tắc đặt mật khẩu mạnh, và vì thế chế ra mật khẩu rất phức tạp với nhiều ký tự đặc biệt (như !, @, $, %, ^). Nhưng nó cũng làm bạn rất dễ quên. Bản thân tôi thường chỉ sử dụng 1 đến 2 ký tự đặc biệt trong mật khẩu của mình.
  • Nó gần gũi: Đừng đặt mật khẩu quá xa lạ với bản thân. Tuy nhiên nếu kiếm mật khẩu gần gũi quá mọi người sẽ đoán ra được - chẳng hạn ghép tên và năm sinh của bạn làm mật khẩu thì đúng là đại họa...Tôi gợi ý bạn nên lập một danh sách những thứ gần gũi với bản thân, rồi chọn và kết hợp 2 đến 3 cái với nhau. Sau đó bạn "chế" nó sao cho người khác không đoán được. Chính ở khâu này, bạn đã biến mật khẩu thành thứ rất gần gũi với bạn nhưng lại khó đoán với người khác.

mật khẩu cần dễ nhớ nhưng điều quan trọng hơn là phải an toàn nữa nên bạn hãy ghi nhớ một số điều sau:
  • Đừng để mật khẩu dưới 8 ký tự: Với những máy tính đủ mạnh, mật khẩu ít hơn 8 ký tự dù phức tạp có thể bị phá trong 1 ngày.
  • Đừng đặt mật khẩu chỉ toàn là số: Mật khẩu kiểu 11071987 sẽ bị một máy tính có cấu hình trung bình phá trong vài phút. Dù có đến 12 con số thì lâu lắm là vài ngày sẽ tìm ra.
  • Đừng đặt mật khẩu chỉ toàn chữ thường: Ít nhất mật khẩu của bạn phải kết hợp từ 2 kiểu ký tự trở lên (có 4 kiểu phổ biến là chữ thường, chữ IN HOA, số và cuối cùng là ký tự đặc biệt)
  • Đừng đặt mật khẩu là từ có trong từ điển: Mật khẩu kiểu hoanghon (nghĩa là hoàng hôn) sẽ bị phá nhanh chóng với cuốn từ điển đủ tốt. Các từ đơn còn bị phá nhanh hơn.
  • Đừng đặt mật khẩu là từ tiếng Anh: Kiểu như love, funny, sexy...nó sẽ bị phá trong vòng vài phút.

Top 3 phần mềm bảo vệ thư mục mạnh mẽ

Khóa thư mục bằng mật khẩu

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 phần mềm bảo vệ thư mục mạnh mẽ, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí. Mỗi cái có ưu và nhược điểm riêng, nhưng tất cả đều hoàn thành nhiệm vụ là ngăn chặn các thao tác xóa, di chuyển, sửa chữa và truy cập trái phép tài liệu riêng tư của bạn.

1. My Lockbox

My Lockbox tung ra thị trường 2 phiên bản - miễn phí và trả phí, tất nhiên trả phí thì tốt hơn (không giới hạn số lượng thư mục khóa) nhưng miễn phí cũng đủ nhu cầu cho đa số chúng ta. Phần mềm này kết hợp cả khóa và ẩn thư mục. Với My Lockbox miễn phí bạn phải tạo một thư mục chuyên để đựng các tài liệu riêng tư rồi tiến hành đặt mật khẩu và thế là bạn yên tâm. Nhược điểm của phần mềm là bạn chỉ khóa được một thư mục duy nhất (thực tế bạn hoàn toàn khắc phục được điểm yếu này bằng cách cho tất cả tài liệu muốn khóa vào một thư mục như trên có nói) và giao diện của nó không được trau chuốt lắm. Tôi cũng không tìm thấy phần khôi phục mật khẩu trong trường hợp quên. Bạn xem hướng dẫn sử dụng chi tiết tại đây.

2. Wise Folder Hider

Không giống My Lockbox, Wise Folder Hider là chương trình miễn phí hoàn toàn - không có cái gọi là bản trả phí gì cả. Ưu điểm của phần mềm là giao diện đẹp, dễ sử dụng, bảo vệ không giới hạn số thư mục và có gửi lại mật khẩu trong trường hợp quên (nhưng bạn sẽ phải mất phí khoảng 10 USD !). Wise Folder Hider tiến hành bảo vệ 2 lớp, một cái làm mật khẩu truy cập phần mềm và làm ẩn thư mục, còn cái kia là mật khẩu dành cho khóa thư mục. Nếu là người hay quên, bạn chỉ cần ẩn thư mục là đủ. Thi thoảng có xuất hiện quảng cáo mời chào bạn dùng thêm vài phần mề khác của hãng... Xem hướng dẫn sử dụng Wise Folder Hider ở đây

3. Kakasoft Folder Protector

Phần mềm này cũng có phiên bản miễn phí và trả phí. Bản miễn phí thì hay có quảng cáo. Ưu điểm là không cần cài đặt, do vậy ngoài bảo vệ thư mục nó còn dùng để bảo vệ USB rất tiện dụng. Thêm vào đó chương trình này không giới hạn thư mục được bảo vệ. Cách sử dụng của Kakasoft Folder Protector có hơi khác 2 phần mềm trên - khi bạn muốn khóa thư mục nào, bạn phải copy file bảo vệ đặt vào thư mục đó rồi tiến hành khóa. Trong trường hợp quên mật khẩu, dù là bản miễn phí nhà cung cấp vẫn gửi mật khẩu tới email cho bạn rất nhanh chóng - đây là điểm mạnh so với 2 phần mềm trên. Xem hướng dẫn sử dụng phần mềm này tại đây.

Dù dùng phần mềm nào, bạn cũng nên chú ý đặt khẩu mạnh cho nó để đảm bảo không bị hack. Tuy nhiên cũng hết sức cẩn thận tránh quên mật khẩu, bởi vì không phải chương trình nào cũng giúp bạn lấy lại password dễ dàng.

Giống như các phần mềm khác, chương trình khóa thư mục cũng tạo Shortcut ở ngoài Desktop, tuy nhiên để tránh việc kẻ tấn công biết được phần mềm khóa thư mục bạn đang dùng, cũng như tránh tò mò thì tốt nhất bạn xóa các Shortcut này đi. Bạn có thể bật phần mềm thông qua Start Menu hoặc phím tắt riêng của từng chương trình khóa thư mục.
Hãy luôn nhớ đặt mật khẩu khó đoán với người khác nhưng dễ nhớ với bạn để bảo vệ thư mục.

Saturday, July 27, 2013

Cách lấy lại Paint bị mất trong máy tính - nhanh chóng và đơn giản

Paint là chương trình vẽ tranh, chính sửa ảnh mặc định trên Windows và có nhiều tính năng cơ bản khá tốt. Hầu hết các bài viết trên Blog Mạng Lưới Toàn Cầu mình đều dùng đến Paint. Hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm lại Paint nếu chẳng may bị mất.

Tìm lại Paint

Cách 1: Ngay và Luôn

Nhấn tổ hợp phím Win + R

Tổ hợp phím Win + R

Hộp thoại Run hiện ra bạn gõ chữ mspaint vào và Enter là Paint sẽ được bật lên:

mspaint

Cách 2: Lâu dài và Ổn định

Ở cách 1 bạn tìm lại được Paint với chỉ 2 thao tác, dù vậy chẳng nhẽ lần nào bật Paint lên bạn cũng phải làm thế, cách dưới đây tuy dài dòng hơn nhưng sẽ giúp bạn khôi phục lại y nguyên hiện trạng ban đầu.

Đầu tiên bạn hãy copy dòng này: C:\WINDOWS\system32

Bấm vào Start, sau đó bạn paste dòng trên vào rồi nhấn Enter:

Vào system32

Bạn sẽ được đưa vào thư mục system32, thao tác ở trên giúp bạn vào thư mục này nhanh hơn thay vì lần mò dần từ ở C...

Tiếp theo bạn nhấn phím Ctrl + F rồi gõ chữ mspaint để tìm kiếm.

Tìm đến mspaint

Bạn sẽ thấy kết quả bên dưới, đấy chính là file mà mũi tên chỉ vào, bạn chuột phải vào file đó rồi Pin to Start Menu:

Gắn vào Start Menu

Và bạn sẽ thấy Paint trở lại Start Menu:

Paint đã trở lại

OK, vậy là xong rồi, hẹn gặp bạn lần sau.

Xem thêm:

Phần mềm khóa thư mục không cần cài đặt - Kakasoft Folder Protector

Kakasoft

Kakasoft Folder Protector là phần mềm khóa thư mục tiện dụng, nó giúp ngăn cản xóa, di chuyển và truy cập vào thư mục trái phép với mật khẩu bảo vệ. Chương trình có 2 phiên bản miễn phí và trả phí. Nhưng chỉ cần bản miễn phí thôi cũng đủ để cho bạn bảo vệ thư mục của mình rồi. Hôm nay Blog Mạng Lưới Toàn Cầu sẽ cùng bạn khám phá phần mềm này.

Dung lượng:

1.5 MB

Giá:

Free

Hệ điều hành:

Windows 8/7/Vista/2003/XP/2000

Trang web:

http://www.kakasoft.com/folder-protect/
Đầu tiên bạn vào trang: http://www.kakasoft.com/folder-protect/ tìm bản miễn phí để tải về.

Kakasoft Folder Protector có điểm đặc biệt là nó không cần cài đặt và dung lượng chỉ hơn 1Mb. Phần mềm khá giống quả khóa ngoài đời thật - khi bạn muốn khóa thư mục nào thì bạn phải copy file Kakasoft Folder Protector vừa tải về vào thư mục đó. Như hình dưới đây mô tả, để chuẩn bị khóa thư mục MangLuoiToanCau.Com tôi đưa file bảo vệ vào (mũi tên chỉ):

Đưa file bảo vệ vào Thư mục muốn khóa

Bạn nhấn vào file bảo vệ lockdir, hình như sau sẽ hiện ra, bạn gõ mật khẩu vào rồi nhấn Protect để khóa thư mục:

Đặt mật khẩu cho thư mục

Một tính năng rất hay của Kakasoft Folder Protector là nó sẽ gửi mật khẩu vào email trong trường hợp bạn quên mật khẩu mở thư mục. Để bật tính năng này chúng ta nhấn vào mũi tên kép bên tay phải (gần khu vực gõ mật khẩu). Bạn sẽ thấy một hình như dưới đây:

Đặt email khôi phục mật khẩu

Gợi ý mật khẩu là từ mà trong trường hợp bạn quên mật khẩu nó sẽ đưa từ này ra để bạn nhớ lại mật khẩu của mình, ví dụ mật khẩu của tôi là ztk*1297 thì tôi có thể để gợi ý là *129, nên nhớ là phần gợi ý bất kỳ ai cũng có thể xem được nên bạn đừng để gợi ý quá rõ ràng. Phần quan trọng hơn là email, bạn nhớ điền email vẫn còn hoạt động được vào đây, sau đó nhấn Save as default email để lưu.
2 điểm khác biệt của Kakasoft Folder Protector so với phần mềm miễn phí cùng loại là nó không cần cài đặt và nếu không may quên mật khẩu họ sẽ gửi lại mật khẩu vào email cho bạn.
Khi thư mục được bảo vệ, bạn sẽ thấy tất cả các file bên trong bị ẩn chỉ còn lại mình file bảo vệ. Để truy cập vào thư mục bạn nhấn vào file này (muốn mở thư mục nào phải nhấn vào file bảo vệ của thư mục ấy), đầu tiên nó sẽ hiện ra thông báo sau (phiên bản miễn phí nên có thông báo như vậy):

Thông báo của phiên bản miễn phí

Bạn sẽ phải đợi khoảng 15s (nó đếm ngược từ 15 về 0), sau đó bạn nhấn vào Later, một cửa sổ bật ra yêu cầu nhập mật khẩu:

Gõ mật khẩu để mở khóa thư mục

Bạn chọn Virtual Drive, sau đó nhận Unprotect để mở...Dưới đây là giải thích về 3 tùy chọn:
  • Virtual Drive: chương trình sẽ mở tài liệu của thư mục ở ổ đĩa ảo, sau khi bạn đóng thư mục thì nó sẽ tự động khóa - thường thì bạn nên chọn cái này.
  • Complete: mở thư mục hoàn toàn, sau khi xem xong muốn khóa thư mục bạn phải đặt lại mật khẩu, còn nếu không đặt thì nó vẫn mở.
  • Temporary: là mở tạm thời. Sau đó bạn sẽ có 2 lựa chọn là tiếp tục khóa hay mở hoàn toàn.
Nếu quên mật khẩu thì nhấn vào mũi tên kép để xem gợi ý (Password Hint), nếu xem gợi ý vẫn không nhớ được thì bạn điền email vào ô rồi nhấn nút ở bên dưới:

Quên mật khẩu - nhận qua email

Bạn phải điền đúng email mà bạn đã điền trước kia khi khóa thư mục này, nếu bạn điền sai thì sẽ không nhận được thông tin gì từ nhà cung cấp.

Một điểm cần chú ý là người khác có thể xóa mất file lockdir của bạn trong thư mục đã được khóa, điều này không ảnh hưởng đến dữ liệu của bạn, bạn chỉ việc copy file lockdir vào thư mục đó thì lại như bình thường. Do vậy tôi khuyên bạn nên dự phòng sẵn file lockdir.exe

Friday, July 26, 2013

Chống xóa thư mục bằng công cụ của Windows

Delete

Trên Windows có sẵn công cụ chống xóa thư mục/file. Biện pháp này giúp phòng tránh rủi ro do bạn hoặc ai đó sơ ý xóa nhầm thư mục. Tuy nhiên, cũng phải nói trước là nếu đối tượng có chuyên môn công nghệ một chút và hắn cố tình xóa tài liệu của bạn thì cách này không hiệu quả.

Tôi nhớ có lần mình định xóa một thư mục không còn dùng nữa, thế nhưng lại lỡ tay xóa mất thư mục tài liệu sưu tầm khá hay nên tiếc hùi hụi. Tôi có dùng công cụ khôi phục lại dữ liệu đã xóa, nhưng dù cố gắng thì cũng không thể lấy lại hết được. Đành chấp nhận đau thương!

Để tránh trường hợp trên, hóa ra có một mẹo rất đơn giản mà chúng ta sẽ cùng làm ngay dưới đây, đầu tiên bạn chuột phải vào thư mục muốn chống xóa rồi chọn Properties, một cửa sổ mới bật ra, bạn chọn tab Security rồi nhấn vào Advanced:

Chọn tab Security

Nhấn tiếp Change Permissions...

Chọn Change Permissions

Nhấn Edit...

Chọn Edit

Tiếp theo là phần rất quan trọng, ở bên khu vực Deny bạn tìm đến 2 dòng Delete và tick như trong hình, ý nghĩa của nó nó là chống xóa thư mục và các file bên trong...Sau đó bạn nhấn OK:

Tick vào chống xóa

Một cửa sổ mới bật ra, bạn nhấn YES tiếp:

Nhấn YES để đồng ý

Tiếp sau đó bạn nhấn OK vài lần nữa là được...

Giờ tôi sẽ giả dụ ai đó xóa thư mục này xem có được không..Như thường lệ có một hợp thông báo hỏi có thực sự muốn xóa hay không, nhấn YES để đồng ý xóa...Kết quả là có một hộp thông báo rằng tôi không xóa được thư mục này:


Như vậy là chúng ta đã thành công. Các dữ liệu trong Thư mục vẫn vào xem, chỉnh sửa được bình thường nhưng sẽ không xóa được.

Nếu bạn muốn xóa thì sao? Đơn giản là làm y như trên nhưng đến phần Deny thì bạn bỏ chọn 2 cái Delete đi...Đọc đến đây chắc bạn đã hiểu tại sao nếu ai biết thủ thuật này và cố tình xóa dữ liệu thì bạn vẫn bị mất. Tất nhiên mẹo trên vẫn hiệu quả 100% với các trường hợp lỡ tay sơ ý - vì sơ ý xóa thì không ai vào chỉnh cái Deny Delete cả...

Nếu bạn muốn bảo vệ dữ liệu tốt hơn, chống cả hành vi của những kẻ có chủ đích, hãy xem xét đến việc sử dụng phần mềm của bên thứ ba.

Xem thêm:

Phần mềm tìm lại mật khẩu file Word và Excel cực nhanh

Quên mật khẩu

Thông thường để bảo vệ các tài liệu Word và Excel khỏi bị dòm ngó chúng ta cài đặt mật khẩu cho chúng, tuy nhiên đôi khi bạn rơi vào hoàn cảnh trớ trêu là chính bản thân chẳng nhớ nổi mật khẩu nữa !!!

Khi ấy phần mềm khôi phục mật khẩu sẽ là chương trình bạn cần đến, Blog Mạng Lưới Toàn Cầu lần mò trên mạng thì thấy FREE Word and Excel password recovery Wizard là công cụ miễn phí rất tốt để nhận nhiệm vụ này - tuy nhiên nó chỉ chuyên dùng cho định dạng Word và Excel 1997 - 2003, còn nếu định dạng là 2007, 2010 hay 2013 thì bạn cần mua phần mềm bản quyền.
Chúng tôi giới thiệu tới bạn một trong những phần mềm miễn phí có tốc độ dò mật khẩu cao nhất.
Điểm mạnh của FREE Word and Excel password recovery Wizard là tốc độ thử mật khẩu rất lớn, một máy tính với cấu hình hết sức bình thường cũng đủ để chương trình thử được khoảng 250 ngàn mật khẩu mỗi giây! Chính điều đấy giúp nó càn quét được rất nhiều cho đến khi tìm ra được mật khẩu mới thôi. Giờ tôi sẽ cùng bạn khám phá cách sử dụng công cụ này.

Đầu tiên chúng ta tải phần mềm tại địa chỉ: http://www.freewordexcelpassword.com/ rồi cài đặt...Đây là giao diện khởi động, bạn nhấn Next

Giao diện khởi động

Tiếp theo chúng ta nhấn vào Browse để chọn tài liệu có mật khẩu, rồi nhấn Next.

Chọn file có mật khẩu

Tiếp đến có 2 lựa chọn, đầu tiên chúng ta nhấn vào Dictionary Attack để dò mật khẩu dựa trên từ điển, nó chỉ tốn 1s để biết mật khẩu có được tìm thấy hay không - do vậy chúng ta sẽ tìm theo cách này, trước khi sử dụng phương pháp vét tất cả các khả năng (Brute Force Attack) tốn nhiều thời gian hơn.

Chọn kiểu dò mật khẩu

Đây là giao diện dò mật khẩu dựa vào từ điển, bạn cứ để như mặc định của nó, chúng ta nhấn Next

Nhấn Next để tiếp tục

Tiếp đến nhấn Go để biết kết quả. Trong trường hợp này tôi cố tình đặt mật khẩu là từ không nằm trong từ điển (tiếng Anh) nên kết quả sẽ là không tìm thấy:

Không tìm thấy với kiểu dò dùng từ điển

OK, vì cách theo từ điển không được nên bạn nhấn vào nút Back để quay lại rồi chọn cái Brute Force Attack để thử tất cả các khả năng của mật khẩu...

Dò tất cả khả năng có thể của mật khẩu

Ở khu vực Character sets là lựa chọn kiểu mật khẩu, bạn nên chọn giống như trong hình vì thông thường mọi người hay để mật khẩu là chữ thường, số hoặc kết hợp cả hai. Nếu bạn mà nhớ được kiểu đặt mật khẩu của bản thân thì rất tốt, chẳng hạn bạn hay đặt mật khẩu kiểu chữ thường thì chọn a-z, kiểu số thì 0 - 9, chữ HOA thì A - Z, cả thường và hoa thì 0 - 9, a - z,...Cái cuối cùng 0 - 9, a- z, A - Z, speachial (ký tự đặc biệt) là cái tốn thời gian nhất để dò.

Ở bên tay phải - Password Length là độ dài ký tự, trước tiên bạn nên để từ 1 đến 6 như trong hình, nếu không tìm được mới nâng con số lên 7 hoặc 8. Tóm lại, phần này là phần để tùy biến, trước tiên chúng ta chọn như hình trên, nếu không tìm được thì mới thay đổi các lựa chọn để dò lại.

Nhấn Go để bắt đầu tìm mật khẩu

Nhấn Go để chương trình bắt đầu dò, bạn sẽ thấy tiến trình quét mật khẩu được tiến hành đến đâu, như hình dưới đây là phần mềm đang thử với chuỗi 5 ký tự, và nó đã thử được 3.29% tất cả khả năng...Bạn có thể nhấn Pause để chương trình tạm dừng, sau đó nhấn Resume đề dò tiếp...

Tiến trình dò mật khẩu

Sau khi đợi vài phút (với mật khẩu này) cho đến vài chục phút (với những mật khẩu dài) hoặc thậm chí vài tiếng với mật khẩu khó đoán thì chương trình sẽ tìm thấy. Vì mật khẩu của tôi khá ngắn - chỉ 5 ký tự nên khoảng 2 phút là phần mềm đã tìm thấy:

Tìm lại mật khẩu thành công
Mật khẩu là ztk19

Chương trình không đảm bảo chắc chắn tìm được mật khẩu 100%, chẳng hạn với những mật khẩu kiểu Z!581lko gồm cả chữ thường, chữ HOA, số và ký tự đặc biệt khả năng lấy lại là rất thấp. Nhưng với các mật khẩu phổ thông kiểu chữ thường và số có độ dài không lớn hơn 8 ký tự thì chắc chắn sẽ tìm ra.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn, hẹn gặp lại lần sau.

Thursday, July 25, 2013

Bảo vệ tài liệu riêng tư như thế nào?

Vân tay

Bạn có tài liệu riêng tư không muốn cho người khác xem. Đó có thể là văn bản, excel, ảnh, video,...Trong bài viết ngày hôm nay Blog Mạng Lưới Toàn Cầu sẽ cùng bạn xem xét một số giải pháp hiện có.

  • Đặt mật khẩu cho file: Để mỗi khi ai nhấn vào tài liệu, ảnh, video... thì phải có mật khẩu mới xem tiếp được. Việc đặt mật khẩu cho file Word và PDF rất đơn giản - bạn có thể dùng ngay MS Word để đặt. Với ảnh và video bạn phải cài thêm các phần mềm khác. Nhược điểm của giải pháp này là đối tượng có thể sao chép tài liệu sau đó tìm cách phá mật khẩu sau.
  • Khóa/ẩn thư mục: Có thể dùng tính năng có sẵn trong hệ điều hành Windows để ẩn thư mục nhưng chúng ta nên dùng phần mềm của bên thứ 3 để khóa và ẩn cho an toàn. Cách này hay ở chỗ, dù là định dạng tài liệu là gì, bạn cứ cho vào thư mục rồi khóa vào là xong. Có khá nhiều phần mềm miễn phí giúp bạn thực hiện điều này, có thể xem ở đâyở đây nữa. Các thư mục được ẩn sẽ không hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Windows.
  • Nén bằng Winrar và đặt mật khẩu: Cách này cũng rất tốt, bạn nén toàn bộ thư mục/tài liệu thành một file nén và đặt mật khẩu cho nó. Tuy nhiên có đôi chút phiền phức là mỗi khi cần xem tài liệu bạn lại phải bung file nén ra.
  • Đưa tài liệu lên mây: Đây có thể nói là giải pháp rất hay với đa số mọi người. Nhược điểm duy nhất của nó là nếu không có internet thì bạn không xem được tài liệu. Nhưng ưu điểm thì rất nhiều, bạn sẽ yên tâm 99.9999% khi sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp lớn, vì việc hack tài khoản là gần như không thể miễn sao bạn đặt mật khẩu đủ mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi trực tuyến. Một số dịch vụ như vậy có thể kể đến như Google Drive và Dropbox...hầu hết đều miễn phí.

Dù sử dụng bất cứ giải pháp nào thì yêu cầu tối quan trọng là bạn cần chọn mật khẩu mạnh và phải nhớ nó chớ có quên vì việc phá password không hề đơn giản.

Cách đặt mật khẩu cho file Word

Khóa tài liệu

MS Word có tính năng đặt mật khẩu khá mạnh và thao tác rất đơn giản giúp bạn ngăn chặn tình trạng truy cập trái phép vào tài liệu riêng tư.

Đầu tiên bạn vào File > Info > Protect Document > Encrypt with Password:

Cài đặt mật khẩu cho file Word

Sau đó gõ mật khẩu:

Gõ mật khẩu

Tiếp tục gõ lại mật khẩu: 

Gõ lại mật khẩu

Nhấn OK, bạn sẽ thấy biểu tượng sau cho thấy tài liệu đã bị khóa bằng mật khẩu:

Xác nhận đặt mật khẩu thành công

Giờ thì khi truy cập vào tài liệu, nó sẽ đòi mật khẩu:

Đòi mật khẩu mỗi khi truy cập vào tài liệu

Như vậy là xong, mật khẩu đã được thiết lập, nhưng bạn không được quên mật khẩu, nếu quên bạn sẽ phải dùng phần mềm khôi phục mật khẩu rất vất vả mà chưa chắc đã thành công - đặc biệt là với những mật khẩu khó.

Tại sao không nên đặt mật khẩu chỉ toàn là số

Số 0 đến 9

Rất nhiều người lấy mật khẩu chỉ tuyền các số (có thể đó là một ngày tháng năm nào đó có ý nghĩa), điều ấy giúp cho việc ghi nhớ tuy nhiên đây lại là mật khẩu rất dễ hack. Hôm nay chúng ta sẽ làm thí nghiệm để thấy chương trình phá mật khẩu mất bao nhiêu thời gian tìm những mật khẩu chỉ toàn là số.

Chuột bạch trong thử nghiệm này của chúng ta là file Word được đặt mật khẩu, rồi tôi dùng công cụ miễn phí chuyên khôi phục mật khẩu cho MS Word là FREE Word and Excel password recovery Wizard 2.1.12 để dò.

Đầu tiên là đặt mật khẩu cho file Word - tôi để mật khẩu là chuỗi toàn số gồm 8 ký tự:

Đặt mật khẩu cho file Word

Khi tôi bật file lên, MS Word sẽ yêu cầu tôi nhập mật khẩu mới cho đọc:

Đòi nhập mật khẩu mới có quyền truy cập tài liệu

Giờ tôi sẽ dùng công cụ đã giới thiệu ở trên để phá mật khẩu file Word này. Trước tiên là chọn file cần phá:

Chọn tài liệu cần phá mật khẩu

Sau đó chọn kiểu phá là dùng số, rồi nhấn Next để bắt đầu...

Định kiểu phá mật khẩu dùng số

Hình dưới đây mô tả tiến trình thử mật khẩu, chương trình đang thử phá với chuỗi 7 ký tự, và đã thử được 5.82% số lượng. Sau khi đã thử hết với chuỗi 7 ký tự nó sẽ thử tiếp với chuỗi 8 ký tự.

Tiến trình phá mật khẩu

Cuối cùng sau khoảng 7 phút, chương trình đã tìm ra mật khẩu là 11071987 - một chuỗi số 8 ký tự và đây chính là ngày sinh của tôi. Tốc độ thử xấp xỉ 240 ngàn mật khẩu/giây, tức là 1 phút thử được hơn 14 triệu mật khẩu! Nếu mật khẩu của bạn là chuỗi 6 số, thì phần mềm này chỉ mất dưới 6 giây để tìm ra.

Phá mật khẩu thành công

Máy của tôi cấu hình hết sức bình thường - có 1.8 GHz Intel Pentium(R) Dua, với những máy tốc độ nhanh hơn, thì có thể chỉ khoảng 2 phút là tìm ra chuỗi mật khẩu 8 ký tự trên thay vì 7 phút.

Giờ bạn đã thấy, đặt mật khẩu là chuỗi chỉ toàn số nguy hiểm như thế nào - Hãy nhớ một vài mẹo để có được mật khẩu mạnh giúp cho bạn an toàn hơn.

Cách vào chế độ Safe Mode trong Windows 7


Chế độ Safe Mode là chế độ bạn sẽ phải sử dụng khi thực hiện một yêu cầu nào đó mà ở chế độ thông thường không có tác dụng. Đó có thể là quét Virus hoặc xóa File...

Đầu tiên là vào msconfig (Nhấn vào Start, gõ msconfig và Enter):

Msconfig

Sau đó vào tab Boot rồi chọn Safe boot như hình dưới, cuối cùng nhấn OK...

Chế độ Safe boot

Sau khi nhấn OK, chương trình sẽ hỏi bạn có muốn khởi động lại máy không? Bạn OK để nó khởi động lại và vào chế độ Safe Mode. 

Khi làm xong các việc cần thiết ở chế độ Safe Mode, bạn lại vào khu vực Boot và bỏ chọn Safe boot, rồi OK để máy khởi động lại và quay về chế độ thông thường.