Wednesday, November 19, 2014

c

1. Cô Chu Tùng Hoa
Trong một cuộc khảo sát do một đài truyền hình thực hiện vào năm 2010, Chu Tùng Hoa, giáo viên tiểu học ở Giang Tô đã được chọn là “cô giáo gợi cảm nhất Trung Quốc.
3 cô giáo châu Á sành điệu khiến giới trẻ mê mệt - 1
Cô Chu Tùng Hoa được bầu là giáo viên gợi cảm nhất Trung Quốc.
Ngoài giờ lên lớp, cô Chu Tùng Hoa còn làm người mẫu ảnh quảng cáo nhờ có chỉ số hình thể đáng ngưỡng mộ: 85-67-88 và chiều cao 1m68. Làm nghề “tay trái” trong lĩnh vực thời trang nên cô giáo trẻ này cũng rất sành điệu. Khi không tới giảng đường, cô thường xuất hiện trong những chiếc váy ôm sát, tôn đường cong cơ thể và phong cách trang điểm rất hợp mốt.
Tất nhiên, những bức ảnh của cô Chu Tùng Hoa cũng nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người tỏ ra ngưỡng mộ và thích thú khi thấy một giáo viên tiểu học vừa dạy tốt lại vừa rất cập nhất thời trang và có phong cách ấn tượng. Tuy nhiên, cũng có một số phụ huynh tỏ ra lo ngại, nghi ngờ khả năng giảng dạy của cô.
Để khẳng định khả năng của mình, cô Chu Tùng Hoa luôn làm tốt công việc nhà giáo và đạt thành tích giáo viên ưu tú nhiều năm. Cô cũng từng đại diện cho trường tham gia một số cuộc thí giảng dạy của quận và giành vị trí cao.
3 cô giáo châu Á sành điệu khiến giới trẻ mê mệt - 2

Thân nhân 8 thuyền viên mất tích “cầu cứu” Bộ trưởng Thăng

Thứ Tư, ngày 19/11/2014 19:00 PM (GMT+7)
Sau 10 ngày tích cực tìm kiếm, lực lượng chức năng và thân nhân của 8 thuyền viên mất tích trên tàu Phúc Xuân 68 vẫn chưa tìm thấy tung tích các nạn nhân
Tuyệt vọng và mệt mỏi, trưa 19/11, toàn bộ thân nhân của 8 thuyền viên mất tích đã có mặt tại Đoàn an dưỡng C20 để cùng kiến nghị “cầu cứu” lãnh đạo Bộ GTVT.
Anh Nguyễn Đức Thống, em trai của thuyền trưởng tàu Phúc Xuân 68 Nguyễn Đức Khoa nói: “10 ngày qua tôi đã cùng với các anh bên tìm kiếm cứu nạn đi tìm khắp từ vùng biển Khánh Hòa đến Ninh Thuận, Bình Thuận… Các anh cũng rất nhiệt tình, tổ chức tất cả các tình huống tìm kiếm trên biển, tạo điều kiện hết sức cho thân nhân cùng tham gia tìm kiếm, nhưng vẫn không tìm thấy được thi thể thuyền viên nào.
Thân nhân 8 thuyền viên mất tích “cầu cứu” Bộ trưởng Thăng - 1
Thân nhân tàu Phúc Xuân 68 tha thiết mong cơ quan chức năng tổ chức trục vớt tàu chìm với hi vọng tìm thấy xác các thuyền viên đang ở trong tàu.
Theo kinh nghiệm đi biển, nếu 8 thuyền viên thoát được ra ngoài còn sống thì mạng lưới tìm kiếm ven biển chắc chắn sẽ tìm thấy. Còn nếu chết thì xác phải nổi rồi, nhưng chúng tôi đã quần nát biển theo dòng hải lưu, vách đá, ven bờ biển mà vẫn không có thi thể nào. Vì vậy khả năng cao nhất là tất cả thuyền viên lúc ấy đang ngủ, khi xảy ra va chạm, tàu chìm nhanh nên vẫn mắc kẹt trong tàu.
Phương án tìm kiếm trên biển những ngày qua không còn khả thi vì vậy chúng tôi khẩn thiết mong có sự vào cuộc của Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải và các ban, ngành chức năng có phương án trục vợt tàu chìm hoặc thuê thợ lặn nước ngoài xuống tàu tìm xác nạn nhân.
Ôm mặt, nấc lên từng tiếng sau nhiều ngày kìm nén nỗi đau đi tìm bố, anh Trần Thế Cường (con nạn nhân Trần Văn Quế, bếp trưởng tàu Phúc Xuân 68) cũng là 1 thuyền viên chỉ còn biết ôm lấy thân nhân thuyền viên khác bên cạnh.
 “Theo linh tính, em biết bố còn ở trong tàu nhưng em không thể nào xuống đó được vì nó quá sâu. Em biết có thể trục vớt được tàu hoặc thuê thợ lặn nước ngoài xuống tàu tìm kiếm nhưng điều này thì vượt quá khả năng của thân nhân cũng như chủ tàu. Vì vậy rất mong lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành chức năng hãy vào cuộc quyết liệt hơn. Hoặc nữa không trục vớt được tàu hay không tìm được thợ lặn thì cơ quan chức năng cũng có thông báo để gia đình có phương án cho người đã khuất. Chứ cứ kéo dài trong chờ đợi, gia đình ở quê cũng như những thân nhân khác đang chết mòn vì nói bố chết rồi cũng không được, muốn phát tang cũng không được, cứ vật vờ giữa hy vọng và thất vọng đau dai dẳng 10 ngày rồi”, anh Cường chia sẻ.
Đồng tình với đề xuất của thân nhân 8 thuyền viên, ông Lê Minh Đức, đại diện chủ tàu Phúc Xuân 68 cũng gửi lời cầu cứu lên lãnh đạo các cấp.
“Phương án trục vớt tàu chìm nằm ngoài khả năng của công ty, mong cơ quan chức năng giúp đỡ để thân nhân các thuyền viên sớm tìm thấy dù chỉ là thi thể, giảm bớt nỗi đau mất mát người thân lúc này”, ông Đức khẩn thiết.
Ông Đức cũng chia sẻ rằng: “Chúng tôi là dân làng biển, anh em gắn bó với nghề bao năm rồi vay mượn người thân, làng xóm và ngân hàng thành lập công ty. Hoạt động tích cóp 5 năm qua, 11 thuyền viên và tàu Phúc Xuân 68 là tài sản duy nhất, giờ xảy ra tai nạn đáng tiếc như vậy chúng tôi chỉ biết làm tất cả những gì có thể để bù đắp phần nào cho thân nhân 8 thuyền viên đang mất tích”.
Có thể khẳng định công tác tìm kiếm 8 thuyền viên mất tích đã được Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức kịp thời ngay khi tai nạn xảy ra. Việc huy động các tàu thuyền tham gia tìm kiếm cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, nếu không có sự vào cuộc của Bộ Giao thông - Vận tải thì phương án trục vớt tàu hay lặn tìm đều sẽ không thể thực hiện. Và nỗi đau sẽ vẫn dai dẳng mãi trong lòng những người đang sống.

Saturday, November 1, 2014

Về tiện ích mở rộng trên Google Adwords

Bài viết này dành cho bạn nào có nhu cầu quảng cáo trên Google. Những nội dung thế này bạn tìm chính trên Adwords Trợ Giúp cũng có tuy nhiên mình thích viết lại chủ yếu là để tự ôn tập và cho bạn nào đọc trên đó thấy khó hiểu thì vô đây có khi dễ hiểu hơn chút chút.

Quảng cáo thông thường của Google có 3 phần chính:
  • Tiêu đề: được giới hạn trong 25 ký tự
  • Dòng mô tả một và hai: mỗi cái có 35 ký tự
  • URL hiển thị: chính là địa chỉ URL bạn muốn người xem quảng cáo thấy
Khi đó nó sẽ hiển thị như hình dưới đây (tất nhiên với định dạng mới của Google bạn sẽ thấy cả nút màu vàng bên cạnh nữa):

Quảng cáo thông thường

Vấn đề với quảng cáo này là nó không cung cấp nhiều thông tin, so sánh với nội dung của kết quả tìm kiếm tự nhiên thì rõ là nó kém hơn hẳn ở phần mô tả.

Để cải thiện trải nghiệm của người dùng, cải thiện tỉ lệ click (tốt cho cả nhà quảng cáo và cả Google) - Hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới này cung cấp cho bạn các tiện ích mở rộng thông tin quảng cáo. Nó có các phần sau (có 6 phần):

Tiện ích mở rộng quảng cáo

Ngay bây giờ mình sẽ giải thích ý nghĩa của từng tiện ích:
  • Tiện ích mở rộng liên kết trang web cung cấp cho bạn thêm các đường dẫn (liên kết web) - tốt nhất là các liên kết liên quan đến sản phẩm bạn đang bán hoặc cách thức mua hàng...Ví dụ bạn đang quảng cáo bán điện thoại di động thì các liên kết mở rộng có thể là các sản phẩm như dán màn hình, tấm ốp lưng.
  • Tiện ích mở rộng vị trí dành riêng cho bạn nào có cửa hàng. Ví dụ bạn có cửa hàng ở số xyz trên đường Cầu Giấy chẳng hạn, bạn thêm nội dung này vào quảng cáo, khách hàng sẽ thấy bạn ở Cầu Giấy và thông tin này có thể thúc đẩy họ vào tìm hiểu thêm thông tin (tỉ như họ đang ở Kim Mã, từ đó ra Cầu Giấy không quá xa nên họ sẽ vô xem thế nào). Vị trí của bạn sẽ được liên kết với bản đồ trên Google map - do vậy sẽ rất dễ dàng cho những ai muốn đến.
  • Tiện ích mở rộng cuộc gọi, khách hàng sẽ thấy số di động của bạn khi họ tìm kiếm trên desktop, còn trên mobile họ sẽ thấy nút Gọi, dĩ nhiên điều tuyệt vời là khách hàng có thể nhấn vào nút Gọi để tìm hiểu luôn về sản phẩm.
  • Tiện ích mở rộng ứng dụng. Cái này dành cho bác nào có ứng dụng cho điện thoại thuộc hai hệ điều hành Android và iOS.
  • Tiện ích đánh giá: Cho phép bạn thêm những đánh giá tích cực từ bên thứ ba vào, đó có thể là những giải thưởng. Cá nhân mình không thấy tiện ích này được sử dụng nhiều lắm (điều này không có nghĩa là nó không hữu ích).
  • Tiện ích mở rộng chú dẫn là tiện ích bổ sung nội dung cho dòng mô tả, bạn có thể thêm các thông tin như freeship nội thành, thanh toán khi nhận hàng...Khi ấy bạn sẽ có nhiều đất hơn cho dòng mô tả một và mô tả hai. Tiện ích mở rộng chú dẫn đơn thuần là text nên sẽ không có click vào nó như các tiện ích bên trên.

Bạn tò mò không rõ quảng cáo có tiện ích mở rộng trông như thế nào, dưới đây là một số mẫu:

Tiện ích mở rộng 1
Quảng cáo này sử dụng 3 tiện ích mở rộng, đó là tiện ích mở rộng liên kết, vị trí địa lý và số điện thoại
Tiện ích mở rộng 2
Quảng cáo này sử dụng 2 tiện ích mở rộng đó là tiện ích mở rộng chú dẫn, mạng xã hội Google+  và liên kết trang web  
Mặc dù các tiện ích mở rộng được chú ý hầu hết cho chỉ mạng tìm kiếm, nhưng hãy lưu ý có 2 tiện ích mở rộng sử dụng được trên mạng hiển thị, cụ thể là tiện ích mở rộng cuộc gọi và vị trí.

Một số câu hỏi:
  1. Tôi có mất thêm tiền khi muốn thêm tiện ích mở rộng không? Không, tiện ích mở rộng được thêm vào mà bạn không mất phí.
  2. Khi mọi người click vào tiện ích mở rộng tôi có mất tiền không? Có và Không, hầu hết các tiện ích mở rộng đều khiến bạn mất tiền như bình thường khi người dùng click vào, ví dụ như tiện ích mở rộng cuộc gọi, liên kết web hay vị trí địa lý. Riên tiện ích mạng xã hội và đánh giá bạn không mất phí khi người xem click.
  3. Tại sao tiện ích mở rộng của tôi không hiển thị? Có nhiều lý do cho việc này, trước hết để được hiển thị tiện ích mở rộng của bạn phải được Google duyệt, trong hầu hết trường hợp, quá trình này diễn ra nhanh chóng nên bạn không cần phải lo lắng. Trường hợp tiếp theo nếu bạn thêm đồng thời nhiều tiện ích mở rộng, có thể chúng sẽ không xuất hiện trên quảng cáo cùng một lúc. Ngoài ra nếu quảng cáo xuất hiện ở vị trí bên cạnh (bên tay phải) thì một số tiện ích cũng không hiển thị. Điều cuối cùng, việc quyết định tần số hiển thị và hiển thị tiện ích mở rộng nào còn phụ thuộc vào Google căn cứ theo những thuật toán bí ẩn của họ!
  4. Làm thế nào để cải thiện khả năng hiển thị tiện ích mở rộng? Đừng nghĩ cái gì quá phức tạp - bạn chỉ cần tưởng tượng mình chính là người tìm kiếm, khi ấy bạn sẽ muốn thấy thông tin gì? Khi bạn search từ khóa mua điện thoại bạn muốn thấy cái gì, nếu là tôi, chắc chắn tôi muốn thấy thông tin vị trí địa lý để tôi có thể mò tới mân mê chiếc điện thoại mình dự định mua...

Sunday, October 12, 2014

Bảo mật 2 lớp cho tài khoản tên miền trên name.com

Bảo mật 2 lớp là hình thức gia tăng bảo vệ tài khoản. Ngoài mật khẩu, bạn cần một mã số bí mật - chiếc chìa khóa thứ hai, mà thường từ thiết bị thiết thân - ví dụ như điện thoại di động.

Ai dùng bảo mật hai bước cho tài khoản Google đều hiểu rõ điều này, mỗi khi đăng nhập trên máy tính lạ, sẽ có cuộc gọi tới điện thoại thông báo mã số bí mật. Nếu người nào biết được mật khẩu nhưng không có điện thoại trong tay cũng không thể truy cập vào tài khoản của bạn.

Name.com là một trong những nhà đăng ký tên miền rất uy tín. Họ cung cấp cho bạn tùy chọn gia cố tài khoản bằng 2 lớp mật khẩu bằng chương trình NameSafe hợp tác với hãng bảo mật Symantec.

Bạn dùng điện thoại truy cập vào địa chỉ http://m.verisign.com/ sau đó tải ứng dụng tương ứng với hệ điều hành rồi cài đặt.

Sau khi cài đặt bạn sẽ thấy giống như thế này:

Bảo mật 2 lớp

Sau đó bạn đăng nhập vào name.com, truy cập vào khu vực namesafe tại địa chỉ: https://www.name.com/services/namesafe rồi vào phần quản lý. Có 3 ô cần điền như hình bên 
dưới:

Điền thông tin bảo mật

Cái Credential Allas là tên thiết bị để phân biệt thôi nên bạn điền gì cũng được, ví dụ như Phone,  MyPhone, DienThoai...

2 thông số còn lại thì không thể tùy tiện mà là những thông số bạn phải lấy từ chương trình vừa cài. Credential ID là giá trị cố định với từng thiết bị. Security Code gồm 6 số, cứ sau 30 giây sẽ thay đổi một lần - Về sau đây chính là mã số bí mật của bạn.

Sau khi điền đầy đủ bạn nhấn Add Credential, thiết bị có mã bảo mật sẽ được gắn với tài khoản của bạn. Mỗi khi bạn đăng nhập, phải có Security Code mới đăng nhập thành công.

Lưu ý bạn có thể thêm nhiều thiết bị vào tài khoản. Tôi khuyên là nên thêm để phòng việc mất thiết bị ảnh hưởng đến quá trình đăng nhập của bạn. Bạn có thể thêm một điện thoại tin tưởng khác, Security Code cũng cài đặt được trên Desktop.

Giao diện trên Desktop
Security Code cài trên Desktop
Dưới đây là giao diện đăng nhập mới sau khi sử dụng thêm Security Code:

Đăng nhập yêu cầu phải có Security Code

Cuối cùng sau khi đăng ký Security Code, NameSafe cung cấp 2 hình thức liên hệ với họ trong trường hợp có vấn đề đó là câu hỏi bảo mật và mã PIN. Câu hỏi bảo mật do bạn tự nghĩ và cũng tự trả lời, mã PIN yêu cầu có ít nhất 4 ký tự.

Vậy là sau khi cài đặt xong các bước trên bạn đã gia tăng thêm bảo mật. Hãy chú ý cài thêm trên vài thiết bị đề phòng xảy ra vấn đề nếu bạn chỉ sử dụng một thiết bị duy nhất.

Friday, October 10, 2014

Một số nhà đăng ký Domain uy tín

Tên miền có cái gì đó giống Bất Động Sản, những tên miền đẹp thì bị mua gần hết rồi! Nhưng có điều nó khác bất động sản rất nhiều: Tên miền có thể có giá trị hơn cả ngàn lần phí duy trì hàng năm của nó, thậm chí điều này chỉ cần 1 năm là đủ.

Do vậy điều rất quan trọng là đừng tiếc tiền mua domain giá rẻ, hãy chọn những nhà cung cấp uy tín, vì thực ra tên miền không đắt. Chỉ khoảng 10 - 15 đô cho phí duy trì trong một năm cho những đuôi phổ thông (.com, .net, .org,. info).

Bây giờ tôi sẽ liệt kê 3 nhà cung cấp mà bạn an tâm tin tưởng khi sử dụng dịch vụ của họ:
  1. https://www.godaddy.com/ - Có lẽ cái tên GoDaddy không có gì xa lạ, đây là nhà đăng ký được nhiều người Việt Nam biết đến. Họ cũng quảng cáo rất rầm rộ. Đăng ký lần đầu tại GoDaddy giá thường rất mềm, cỡ 3 đô thôi, nhưng phí duy trì các năm sau lại cao hơn các nơi khác (có lẽ để họ bù cho năm đầu giá rẻ)
  2. http://www.name.com/ - Không nổi bằng GoDaddy nhưng cũng được nhiều người biết. Nhà đăng ký này cũng bố cùng mẹ với enom. Phí duy trì của name ổn định, đuôi phổ thông .com rẻ hơn GoDaddy chút ít.
  3. https://www.register.com/ -  Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC) có lần khuyên nếu bạn đăng ký domain ở nước ngoài nên đăng ký ở đây. Register có đặc điểm là phí đăng ký tên miền nếu bạn chỉ đăng ký 1 năm sẽ rất đắt, đắt hơn 2 - 3 lần so với nơi khác. Nếu bạn đăng ký thời gian dài tới 5 năm, sự khác biệt về giá sẽ không lớn lắm.
Và để tránh rủi ro, hãy phân tán các tên miền của bạn trên các nhà đăng ký khác nhau, sử dụng mật khẩu mạnh, không sử dụng mật khẩu giống nhau. 

Đa số các dịch vụ đều để autorenew - đây là tính năng tự động gia hạn tên miền khi tên miền hết hạn. Bạn cũng nên để như vậy, ít ra là với tên miền quan trọng.

Lúc nào cũng phải chú ý ngày hết hạn của tên miền. Nếu bạn không để ý, người khác có thể mua tên miền đã hết hạn của bạn. Thường thì ít nhất họ cũng gửi vài email đến nhắc nhở bạn trước khi tên miền được giải phóng, nên một chú ý nữa là hãy sử dụng email bạn thường xuyên dùng để đăng ký.

Với những tên miền quan trọng hãy gia hạn 3 năm hoặc 5 năm hay thậm chí 10 năm để bạn an tâm không quên mất nó.

Sử dụng email thật, tên thật và số điện thoại thật để đăng ký, phòng trường hợp cần xác minh hoặc nhận thông tin từ nhà cung cấp.

Một số dịch vụ gia tăng của nhà cung cấp như:
  • Ẩn thông tin email, số điện thoại: đây cũng là tính năng tốt - đặc biệt cho những trang web nổi tiếng, bạn sẽ đỡ bị làm phiền và đỡ bị lừa đảo. Dịch vụ này khoảng vài đô một năm. 
  • Gia hạn dự phòng trong trường hợp hình thức thanh toán bị lỗi: Cái này kiểu như bạn ra ngoài chợ mua đồ - tiền thì bạn có trong ví nhưng bạn lại quên ví ở nhà :) ...Nhà cung cấp bảo bạn trả trước tiền (thường là 1 năm duy trì) phòng trong trường hợp thẻ thanh toán của bạn có vấn đề thì tên miền vẫn được duy trì ít nhất 1 năm nữa - thừa đủ thời gian cho bạn giải quyết các vướng mắc.
Nhớ là đừng nhấn vào các link vớ vẩn gửi vào email, đặc biệt là các email dọa dẫm này nọ kiểu như chúng tôi cần cập nhật mật khẩu nhà đăng ký tên miền của bạn, bla bla...Nếu không bạn lại mất oan tên miền.

Đa số các nhà cung cấp tên miền chưa có bảo mật 2 lớp tại thị trường Việt Nam do vậy hết sức bảo mật mật khẩu của bạn!

Với email nên dùng của Gmail. Dịch vụ mail của Google cho phép bạn thiết lập xác minh mật khẩu 2 lớp để tránh đối tượng cướp email, hãy nhớ thiết lập để tránh rủi ro cho tên miền.

Một chút không hài lòng về dịch vụ Hosting và Domain

Tôi có một trang web bán hàng - cái này là làm cho khách. Sử dụng hosting của nhà cung cấp uy tín hàng đầu thế giới là XYZ (tôi không tiện công khai tên). Tên miền tôi sử dụng tại nhà cung cấp của Việt Nam.

Cách đây vài ngày có xảy ra sự cố, sáng ngày hôm đó khách hàng báo cho tôi là trang web không thể truy cập được.

Tôi gấp rút kiểm tra, có nghi ngờ là do vấn đề họ cập nhật lên phiên bản Ubuntu mới nhất - nhưng cũng không rõ cụ thể là vì cái gì? Tôi chát với nhân viên tư vấn bên XYZ, họ nhanh chóng trả lời là do Database không được trỏ về host.

Một sự thay đổi hết sức nghiêm trọng bên họ nhưng không hề thông báo email cho tôi biết sớm. Bởi vì tôi không dùng nameserver của XYZ mà dùng cách trỏ tên miền về địa chỉ IP nên nếu XYZ thay đổi điều gì đó, trang web sẽ mất liên kết.

Trong một bức thư trước đó họ gửi cho tôi, chỉ có thông báo cập nhật, không hề thông báo thay đổi IP của MySQL (Database)

Tôi dùng XYZ hơn nửa năm nay, phải nói là không có gì phải than phiền, tốc độ tốt, chịu tải khỏe, chưa bao giờ mất kết nối, tuy nhiên lần này tôi không hài lòng chút nào.

Điều thứ hai là về Domain. Khách hàng có 2 trang web trên host đó, sau khi XYZ cung cấp cho tôi địa chỉ IP mới của Database (MySQL) tôi đã nhanh chóng truy cập vào phần trỏ tên miền đề điều chỉnh, trong khi Domain đăng ký ở nước ngoài mất khoảng 30s để cập nhật DNS mới thì phải hơn 30 phút sau Domain đăng ký ở Việt Nam mới thành công.

Có lẽ thiệt hại của bên đối tác là xấp xỉ 1/10 doanh thu.

Nếu họ có thu nhập 10 triệu một ngày, sự cố đã làm họ mất 1 triệu. Do vậy nếu bạn là doanh nghiệp kinh doanh online hãy cố tìm cho được dịch vụ tên miền và hosting tốt nhất trong tầm với. Bởi vì rất có thể 1 tiếng sự cố còn tốn kém hơn chi phí một năm bạn thuê dịch vụ chất lượng cao.

Friday, October 3, 2014

Nội dung có phải là Vua không?

Ở đâu đó người ta nói thế này: nội dung không phải là Vua, cách phân phối nội dung mới là Vua. Tôi cho rằng cái này rất đáng để suy nghĩ.

Nếu bạn sở hữu nội dung độc nhất, sáng tạo tuyệt vời, bạn đang ở trên đỉnh vời vợi mà đối thủ vì không cao nên vẫn phải ngước nhìn - ấy là khi nội dung của bạn là Vua. Vua bởi vì tính duy nhất của nó.

Rồi thì vì sự hấp dẫn không thể cưỡng lại ấy, nền công nghiệp nội dung ra đời. Bạn sáng tạo, người khác cũng sáng tạo, bạn tìm tòi, người khác cũng tìm tòi. Điều đấy nảy sinh một vấn đề hết sức rõ ràng: nội dung trở nên vô cùng phong phú và cạnh tranh. Bạn không còn độc nhất nữa.

Bạn rơi tõm từ đỉnh cao danh vọng và bạn bị sốc!

Đây là điểm bạn buộc phải suy nghĩ? Bạn đã rất cố gắng, bạn đã tạo ra nội dung rất hấp dẫn, nhưng người khác cũng vậy! Làm sao bây giờ?

Thế thì nội dung không phải là yếu tố quyết định nữa. Nó là yếu tố cần như chưa đủ. Cách phân phối nội dung trở nên vô cùng quan trọng.

Nội dung của bạn phải tìm cách xuất hiện trong tầm mắt của người dùng, nghĩa là bạn sẽ phải biết:
  • SEO: để người khác còn tìm thấy bạn trên cỗ máy tìm kiếm.
  • Adwords: bạn sẽ phải quảng cáo nữa, dù nội dung của bạn tốt điều đó không có nghĩa là bạn nằm trong top 10! Ngay cả khi bạn nói rằng nội dung của bạn đáng ra phải nằm trong top 5. Vấn đề duy nhất của lập luận trên là: Máy tìm kiếm không nghĩ như vậy!
  • Facebook Ads: người Việt Nam rất mê Facebook, hầu như ai cũng có và cũng dùng. Càng nhiều bạn bè dùng họ lại càng muốn dùng nó hơn để giữ liên lạc. Tiếp cận đối tượng của bạn qua Facebook chắc chắn phải được tiến hành.
  • Email: cái này cần thời gian, công sức, nó là cả một nghệ thuật để bạn giữ liên lạc với mọi người. Bạn sẽ phải tìm cách thu thập email, lập lịch gửi, tìm xem phải gửi cái gì, trình bày thế nào, gửi vào lúc nào. Khó hơn cả viết thư cho người tình ấy! Không tin á, thử mà xem!
  • .....
Và rồi thì ngay cả cách phân phối nội dung cũng trở nên cạnh tranh! 

Tôi không đùa đâu: SEO, adwords và facebook ads đều đang rất cạnh tranh đấy ạ, ngày càng nhiều bạn trẻ nắm được các công cụ này. Các đối tượng thành thạo cũng không ít.

Tóm lại chúng ta phải làm gì?

Chúng ta cạnh tranh thôi :)

Vì mọi thứ đều cạnh tranh cao độ, nó giống như cuộc chạy đua 100m hay 200m, chỉ cần khác biệt vài phần trăm giây bạn có thể chẳng có huy chương nào còn anh bạn kế bên đang tươi rói cắn một vật hình tròn màu vàng! (hơi tàn nhẫn nhể).

Tức là chúng ta phải làm tốt tất cả mọi thử, đẩy mọi thứ lên tốt nhất có thể. Chẳng có cái gì đơn lẻ là Vua cả, sức mạnh tổng lực là Vua.

Hãy làm nội dung tốt, tốc độ web tốt, giao diện tốt, seo tốt, quảng cáo tốt, email tốt...

Monday, September 29, 2014

Hướng dẫn tạo List trong MailChimp

Tôi mới sử dụng mailchimp hơn một tháng nay, tuy kinh nghiệm không nhiều nhưng vẫn muốn chia sẻ với các bạn những thao tác cơ bản - có lẽ sẽ hữu ích cho những ai mới lần đầu bỡ ngỡ.

Khi danh sách email của bạn chưa vượt quá con số 2000, bạn vẫn được sử dụng miễn phí những tính năng hết sức mạnh mẽ của mailchimp, do vậy tội gì bạn không thử nhỉ.

Sau khi đăng ký rồi đăng nhập thành công, bạn nhìn sang bên trái, có 3 mục chính cần chú ý:
  • Campaigns
  • Templates
  • Lists
Trong đó cái đầu tiên cần phải khởi tạo chính là Lists - danh sách email của bạn. Cụ thể hãy nhấn vào Create List:

Tạo danh sách đăng ký email

Sau đó bạn điền thông tin của list, ví dụ như dưới đây:

Điền thông tin cho lists

Lời nhắc vì sao họ nhận được thư - thông tin này sẽ xuất hiện dưới mỗi bức thư bạn gửi đi để nhắc cho những người đăng ký nhận biết vì sao họ lại nhận được email từ bạn:

Lời nhắc vì sao họ nhận được thư

Cuối cùng bạn nhấn: Save

Sau đó bạn nhấn vào Signup forms:


Bạn nhấn vào General forms để bắt đầu chuyến phưu lưu của mình. Đầu tiên bạn sẽ thấy dạng form và đường link của đăng ký của form:

Dạng form và đường link đăng ký

Nhìn xuống bên dưới bạn sẽ thấy mẫu của nó như thế này:

Mẫu đăng ký nhận bản tin email

Ở trên là mẫu chuẩn, dĩ nhiên bạn có quyền thay đổi nó, thí dụ thêm bớt các trường, thay đổi màu nền, thêm thông tin hướng dẫn.

Nhấn vào các trường, sẽ có một dấu cộng và trừ hiện ra. Nhấn vào dấu trừ để loại bỏ trường đó, nhấn vào dấu cộng để thêm trường khác vào.

Mẫu chuẩn trên gồm 3 trường là:
  • Địa chỉ email của người muốn nhận tin
  • Tên của người đó
  • Họ của người đó
Thông thường các nhiều trường phải điền thì càng làm giảm khả năng người nào đó muốn gia nhập danh sách email của bạn.

Đơn giản nhất bạn chỉ cần biết địa chỉ email của người đó mà không cần biết tên. Tuy nhiên nếu bạn biết tên thì thư bạn gửi sẽ mang màu sắc cá nhân hơn, tăng khả năng mở thư hơn. 

Tôi cho rằng lý tưởng nhất chỉ cần 2 trường, trường email và trường tên là đủ. Như vậy có lẽ là cân bằng không quá nhiều, không quá ít...

Thực tế ở phần trên chú trọng đến thao tác mà chưa khái quát. Nói chúng tạo list bạn phải chú ý những bước sau (dù bạn đang làm trên mailchimp hay trên công cụ khác):
  • Tạo form điền địa chỉ email, nó bao gồm những trường nào? giao diện ra sao? Cái này rất quan trọng nhé, như tôi vừa giải thích ở phần trên. Ít nhất là có trường email thì rõ rồi, còn trường tên và các trường khác có thể thêm vào hoặc không tùy mục đích. Nhưng nói chung trong đa số trường hợp đừng bắt người dùng nhập quá 3 trường.
  • Gửi email xác nhận. Điều này hết sức quan trọng, dùng để xác nhận đúng địa chỉ email vừa nhập do người dùng điền vào là của họ. Giải thích như thế này sẽ đơn giản hơn: nếu tôi muốn trêu đùa bạn chẳng hạn tôi sẽ điền bừa một địa chỉ email vào để bạn gửi. Nếu bạn không xác nhận địa chỉ đó mà đưa luôn vào danh sách nhận emai thì có khả năng là bạn bị đánh spam vì địa chỉ email kia của người khác và họ không hề muốn nhận email của bạn. Cái xác nhận email này các công cụ email marketing làm sãn cho bạn rồi, bạn cũng chỉ phải sửa giao diện thôi.
  • Thông tin người gửi phải rõ ràng. Đạo luật chống spam yêu cầu bạn phải cập nhật thông tin của bạn rõ ràng (thông tin người gửi email). Thông tin này chủ yếu bao gồm tên công ty/tổ chức, địa chỉ và số điện thoại. Thông tin này sẽ được đính kèm dưới mỗi email bạn gửi đi. 
Tựu chung công thức là như thế, còn thao tác cụ thể thì tùy mỗi nơi một khác. Tẹo nữa tôi lại trình bày tiếp các thao tác bên mailchimp.

Sunday, September 28, 2014

Giới tính thì quan trọng nhưng hành vi còn quan trọng hơn nhiều

Đây là bài viết chém gió, có thể bạn không thấy nó có ích, nhưng tôi vẫn viết, đơn giản vì không thể để nó trong đầu được.

Xin đừng hiểu nhầm là tôi đang tranh luận về giới tính của mình! Tôi đang ám chỉ vấn đề quảng cáo.

Ở đâu đó tôi nói một trong những điểm mạnh nhất của Facebook là mọi người phải đăng nhập thì họ mới dùng được. Và khi đăng nhập có nghĩa là bạn đã cho Facebook biết bạn là ai, giới tính của bạn, tên của bạn, nơi cư trú, sở thích và cả quá khứ nữa...Có những thông tin do bạn khai báo với Face và có những thông tin họ tự thu thập và phân tích.

Google sẽ vất vả hơn trong việc phân tích, đặc biệt là khi có trên một người dùng cùng một máy tính. Tôi từng thấy quảng cáo Kotex khi lướt web trên máy tính bạn gái! Dĩ nhiên Google đang hiểu nhầm tôi là Nữ. Nhưng khó có thể trách Google vì nó không có đủ thông tin, bởi vì khi đó tôi không đăng nhập để tìm kiếm hay lướt web, và nó nhầm tôi với người sử dụng máy tính này thường xuyên hơn.

Có một số quảng cáo nam nữ phân biệt hết sức rõ ràng, ví dụ trên đã nêu rất rõ, tuy nhiên nó chỉ dừng ở mặt sinh lý, còn về mặt tâm lý, chia rành rõi nam với nữ chưa chắc đã là điều hay, ít nhất là trong nhiều trường hợp cũng không phải hiếm lắm.

Điều này đặc biệt xảy đến nếu bạn chủ quan, giả dụ bạn cho rằng người quan tâm đến sữa ăn ngoài của trẻ chỉ là mẹ của bé, trong khi thực tế bố của bé cũng có thể quan tâm.

Vậy khi bạn thấy một người thường xuyên tìm hiểu về sữa trẻ em thì bạn nên phân loại họ là quan tâm tới trẻ em chứ không nên phân loại họ là nữ (tất nhiên trừ khi bạn biết chắc chắn họ là nữ).

Có một cái máy phân tích thật lớn chạy rù rù và đưa ra quảng cáo cho bạn, nó dựa trên quá khứ của bạn thì tốt hơn nhiều dựa trên giới tính. Nếu có gì đó mâu thuẫn thế thì hành vi của bạn sẽ được chọn chứ không phải giới tính.

Giới tính chỉ cho biết về mặt sinh lý, hành vi mới là tâm lý.

Kết thúc chém gió.

Tại sao tôi bắt đầu "quẩy" Email Marketing và tôi đã làm như thế nào?

Như nhiều người khác, tôi bắt đầu tìm hiểu quảng cáo thông qua Google Adwords rồi sau đó là Facebook Ads. Nói thực cả 2 cái trình độ hẵn còn non lắm.

Rồi thì tôi muốn đa dạng hóa kênh quảng cáo hơn, tôi không muốn chỉ giới hạn vào 2 công ty trên, từng để ý đến vài Ad Network ở Việt Nam, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ thì thấy nó không thích hợp với kiểu khách hàng kinh doanh nhỏ nên thôi. Nói trắng ra thì tôi thấy đắt gớm.

Đây là giai đoạn đau đầu, tôi buộc phải nghĩ ra cái gì đó khác và hai thứ đập vào suy nghĩ của tôi đầu tiên là Email và Số điện thoại.

Số điện thoại tôi có hàng vài ngàn, đó chính là danh sách khách hàng đã từng mua sản phẩm bên cửa hàng mà tôi phụ trách marketing. Tuy nhiên có vấn đề với số điện thoại, đó là:
  • Nó là thứ rất cá nhân, nó nghĩa là nếu bạn không thân tình với họ thì việc liên hệ thực là vô duyên. Tin nhắn quảng cáo là thứ mọi người rất ghét. Bạn nghe thấy điện thoại tít tít, bạn chờ đợi đó là tin nhắn của ai đó và khi mở ra lại đọc được thông tin quảng cáo, điều đấy thật cụt hứng.
  • Không có nhiều điều để nói thông qua tin nhắn, chỉ có 160 ký tự mà thôi. Bạn muốn nhiều hơn cũng được, nhưng bạn sẽ phải trả thêm tiền!
Đó là lý do tôi nghĩ việc liên hệ thường xuyên với khách hàng thông qua số điện thoại hại nhiều hơn lợi. Bạn có lẽ nên nhắn cho họ khi có chương trình khuyến mại hoặc có cái gì đó thực đặc biệt, còn không thì đứng nhấn nút send.

Vậy là rõ tôi chọn email. Nghĩ một chút thì đây là lý do tôi chọn.
  • Email là thứ cá nhân nhưng không đến mức như điện thoại, hình thức nhận tin qua email cũng không còn xa lạ với mọi người.
  • Bạn có thể nói được nhiều hơn qua email, hơn 160 ký tự rất nhiều, ảnh ọt nếu bạn muốn và quan trọng hơn bạn không phải mất thêm tiền để gửi một bức thư dài và sinh động.
  • Mọi người chủ động nhận tin của bạn chứ bạn không ép họ, do vậy bạn sẽ không bị ghét giống như tin nhắn (cực kỳ hiếm người muốn nhận thông báo qua điện thoại - trừ những dịch vụ rất quan trọng với họ như thông báo thay đổi số dư tài khoản ngân hàng)
Hãy thử tưởng tượng thế này, bạn có 10 ngàn người cung cấp email để bạn gửi tin tức cho họ. Thực sự điều đó rất thú vị. Điều đó nói lên rằng họ đã tin tưởng bạn, chờ đợi bạn, họ bắt đầu yêu bạn. Và có tới 10 ngàn khách hàng tiềm năng. Bạn sắp giàu to!

Nhưng điều khó nhất là: Làm sao để mọi người cung cấp email cho bạn ???

Thực sự nếu bạn đặt các ô nhận bản tin qua email bên cột phải hay cuối mỗi bài viết thì OK thôi nó cũng có tác dụng đấy nhưng sẽ không nhiều. Mất rất nhiều thời gian để bạn có nổi 100 email chứ chưa nói tới 10 ngàn.

Và bí quyết là ở đây, đó là công nghệ exit-intent technology, công nghệ nhận biết ý định thoát trang. Nghe hoành tráng vậy thôi, nhưng ý tưởng của nó chỉ đơn giản là khi khách hàng định thoát khỏi trang web nào đó sẽ có một popup bật ra thông báo họ có muốn nhận tin từ website không.

Sau khi biết hàng tá kiểu popup gây phiền toái đây là loại mà tôi thấy có ích nhất. Bật ra đúng thời điểm.

Và bởi vì popup bao giờ cũng gây chú ý nên chắc chắn khách hàng sẽ nhìn thấy nó rồi, chỉ còn vấn đề có nên cung cấp email hay không?

Cái này sẽ phụ thuộc vào nội dung của bạn, nếu web bạn hay, có nhiều thông tin cập nhật thì dĩ nhiên khách hàng muốn nhận bài viết mới mà bạn gửi tới email của họ. Do vậy trước khi làm email marketing tôi cho rằng bạn phải làm content marketing trước. Cá nhân tôi hàng tháng cũng phải đầu tư tiền thuê người tạo content.

À ha, từ nãy giờ tôi quên mất một điều, tool để tạo ra cái popup kỳ diệu ấy. Về cơ bản thì có 2 cách:
  • Sử dụng các dịch vụ trung gian, bạn chỉ cần copy đoạn code rồi nhét vào web, đa số họ tính theo lượt view, cũng phải cỡ vài chục đô một tháng chứ không ít (picreel.com, exitintent.io,...). Có loại hàng khủng còn vài ngàn đô một tháng (bounceexchange.com)
  • Nếu dùng Wordpress bạn sẽ có vài plugin trong tầm ngắm, cá nhân tôi thì xài OptinMonster (optinmonster.com), đợt mua cũng xót như muối, nhưng thôi thì dù sao nó còn rẻ hơn kiểu trên.
Bản thân các công cụ trên chỉ là tool giúp bạn có được danh sách email còn để gửi email bạn sẽ phải sử dụng công cụ khác, nếu lấy Gmail để gửi sẽ không tốt lắm vì nó có giới hạn số lượng email gửi hàng ngày cũng như không có nhiều thông tin phân tích chiến dịch email mà bạn triển khai, chẳng hạn có bao nhiêu người bấm vào đường link trong email bạn gửi.

Cá nhân tôi sử dụng mailchimp để thiết lập chiến dịch, đây là dịch vụ email marketing khá chất và rất nổi tiếng. Nó miễn phí cho việc quản lý danh sách tới 2000 email, trên con số này sẽ bắt đầu thu phí. Thực tình mà nói, với người Việt Nam thì giá khá là chát, hàng tháng ít nhất là vài chục đô lận, tính ra tiền triệu chứ chẳng chơi.

Mailchimp thì tôi vẫn đang nghiên cứu tiếp nên không có nhiều điều để nói, về đại thể thì thấy nó rất tốt, nhiều tính năng, thích nhất là các thống kê phân tích - đây có thể là yếu tố quan trọng nhất mà bạn muốn bỏ hầu bao.

Cuối cùng đây là một số lời khuyên nhỏ nhỏ:
  • Quý danh sách email như ví tiền của bạn.
  • Đừng trao đổi danh sách email với người khác. Khách hàng chỉ muốn bạn liên hệ với họ chứ không phải người khác. Nếu bạn vi phạm nguyên tắc này bạn có thể mất tất cả.
  • Đừng spam. Nếu không tin bạn cứ thử xem điều gì sẽ xẩy ra!!!
  • Hãy công bố tần số gửi email của bạn, và nếu có thể hãy cho họ chọn tần số. Đừng gửi quá nhiều hay quá ít. Nếu 1 tháng bạn không gửi cho họ nổi 1 email thì thế là quá ít.
  • Hãy gửi cho họ những thứ thực sự có ích. Vì nếu không họ sẽ có cảm giác là bạn lừa họ.
  • Đừng chăm chăm chỉ gửi email với mục đích bán hàng. Bởi vì nếu thế bạn sẽ mất giá trị dần dần.
  • Hãy có những template chuẩn chỉnh để email bạn gửi trông thực đẹp và dễ điều hướng theo ý.

Hướng dẫn Remarketing trên Facebook

Bạn đã nghe câu nhất cự ly nhì cường độ rồi phải không? Một cái gì đó lặp lại thường xuyên và lại đúng lúc và đúng thời điểm nữa sớm hay muộn bạn sẽ khó từ chối nổi sức mạnh của nó.

Remarketing dịch nguyên nghĩa là marketing lại - bản thân từ này đủ cho bạn hiểu nôm na nó là cái gì? Một cách đơn giản remarketing là sự lặp đi lặp lại thường xuyên thông điệp quảng cáo tới khách hàng mục tiêu, đến nỗi mà họ sẽ phải mua hàng của bạn!

Nếu bạn từng truy cập website nào đó vào ban sáng, thế rồi chiều tối về nhà bạn vô Facebook, ồ la la, bạn thấy quảng cáo của họ trên News Feed! Sao mà kỳ vậy! Anh bắt đầu để ý đến chú rồi nhé!

Không có gì kỳ cả, điều ngược lại đang xảy ra, họ đang chú ý tới bạn! Doanh nghiệp đó đang sử dụng remarketing.

Có một thống kê như này: Có từ 70% tới 96% người truy cập vào website của bạn sẽ không bao giờ quay trở lại nữa! Có 2 vấn đề:
  • Nếu họ đã truy cập website của bạn thì ít nhiều họ đang quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn. Họ có thể trở thành khách hàng!
  • Nếu họ không quay lại web của bạn, khả năng họ thành khách hàng của bạn gần như là 0.
Con số 0 chỉ tuyệt nếu nó đứng sau các số khác, nếu đứng một mình nó làm tất cả những người làm kinh doanh sợ hãi!

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên.

Câu trả lời nằm ở chỗ Facebook cho chúng ta tạo được danh sách những khách hàng tiềm năng thông qua một cách nào đó. Bạn có thấy nó hao hao giống Fanpage không, Fanpage chẳng qua là tập những người Like trang của bạn.

Facebook hiện có 4 cách để xây dựng danh sách khách hàng, đó là:

remarketing facebook

Thường thì bạn quan tâm đến cái cuối cùng: Đối tượng Tùy chỉnh từ trang web của bạn. Cái này chính là cái mà tôi nói ở trên, nó sẽ thu thập danh sách những ai vào trang web của bạn.

Thí dụ là như này, Facebook của tôi là: https://www.facebook.com/anhducnguyen87 , khi tôi đang đăng nhập Facebook rồi lượn trang web bán hàng abcdef.com chẳng hạn. Nếu họ cài đặt remarketing Facebook trên trang của họ thì họ sẽ thu thập được ID người dùng của tôi, nghĩa là tôi sẽ nằm trong danh sách quảng cáo của họ khi họ cần.

Làm thế nào để thực hiện điều trên, bạn chỉ cần lấy đoạn code mà Facebook cho rồi đưa vào web. Đầu tiên từ giao diện cá nhân truy cập vào phần Quản lý quảng cáo - chọn Đối tượng, tiếp theo nhấn vào Tạo đối tượng - Đối tượng tùy chỉnh:

tạo đối tượng tùy chỉnh

Tiếp sau đó chọn kiểu đối tượng (trong ví dụ này là những người truy cập vào web) rồi cài đặt cho tập đối tượng của bạn:

Cài đặt thông tin marketing lại

Các thông tin bạn phải điền bao gồm:
  • Tên đối tượng: nghĩa là tên tập khách hàng bạn muốn đặt
  • Lưu lượng truy cập trang web: có 4 quy tắc và bạn có thể kết hợp chúng với nhau, thường thì bạn sẽ quan tâm tới quy tắc truy cập vào trang web cụ thể và truy cập vào tất cả trang web của ban. Bạn có quyền chọn URL mình muốn.
  • Cuối cùng: đây cũng là thông tin vô cùng quan trọng. Nghĩa là các thông tin của khách hàng sẽ chỉ được lưu giữ trong vòng 90 ngày. Con số này bạn có thể thay đổi được nhưng nó có mức tối đa là 180 ngày đối với Facebook. Như vậy nếu trong vòng 90 ngày khách hàng không có bất kỳ tương tác nào thêm nữa thì họ sẽ bị loại. Điều này tưởng như không tốt khi danh sách khách hàng của bạn mất đi một người, nhưng thực tế nó lại là điều hay. Bạn còn muốn gì nữa sau 90 ngày tán tỉnh một cô nàng nhưng đến một cái liếc nhìn cô ấy cũng không dành cho bạn, không chát, không trả lời tin nhắn, không gì hết! Tốt nhất bạn hãy tìm người khác!
Sau đó họ sẽ cho bạn đoạn mã pixel giống như hình dưới đây, hãy cho nó vào trong cặp thẻ <head></head>
Lấy mã Pixel

Có thể bạn không hiểu thẻ head là gì! Nếu đúng là như vậy hãy nhờ anh chàng nào đó trong công ty hiểu biết về web. Thường thi bên quản trị web sẽ lo việc này cho bạn, không có gì khó khăn cả.

Tuyệt hơn nữa nếu bạn có am hiểu chút ít về HTML, bởi vì với người làm marketing online việc sờ mò vào web và code web tương đối thường xuyên (bạn sẽ không phải code đâu chỉ copy và paste thôi). Điều này dĩ nhiên sẽ là điểm cộng cho bạn về năng lực chuyên môn.

HTML là thứ dễ nhất trong web (đó là lý do vì sao tôi học nó!) bạn sẽ không mất nhiều thời gian đâu, bản thân trang web này có khá nhiều bài viết về HTML cho bạn tham khảo.

Một số chia sẻ cuối bài:
  • Bạn có thể cần phân loại đối tượng khách hàng của bạn, đặc biệt khi website của bạn bán nhiều sản phẩm.
  • Hết sức chú ý đến số ngày mà bạn muốn lưu giữ khách hàng, thường thì người ta khuyên con số này nên là chu kỳ mua hàng của khách. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo thêm và tự điều chỉnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Có được danh sách khách hàng tiềm năng giống như bạn đang đứng trước cơ hội sút phạt 11m, khả năng thành bàn thắng rất cao, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc, nếu bạn thất bại - đấy gần như là lỗi của bạn.

Friday, August 1, 2014

Chuyện ngày nào cũng gặp nhưng bây giờ mới kể

Mày đặt hàng kiểu gì thế? Mày thích láo không? ***

Gần như ngày nào mình cũng phải lặp lại câu đó để "gửi tặng" khách hàng "thân yêu" nào đấy.


Ở Việt Nam mình không có Thanh toán Trực tuyến đúng nghĩa - đủ để đảm bảo quyền lợi cho cả người bán hàng trực tuyến lẫn người mua hàng online. Hiện tại chúng ta chỉ có 2 hình thức chính, đó là:
  • COD - nhận hàng thì trả tiền: cái này tiện cho người mua
  • Chuyển khoản trước qua ngân hàng rồi nhận sản phẩm: cái này lại tiện cho người bán
Trong đa số trường hợp các cửa hàng chấp nhận COD, vì người bán không muốn tạo rào cản bằng cách bắt khách hàng phải đi chuyển khoản, và hơn nữa nếu họ không ngại đi thì cửa hàng online phải có độ tin tưởng cao lắm họ mới gửi. Hội tụ cả 2 điều đó thật là khó!

Trong tất cả khách hàng mua theo kiểu chuyển khoản trước bên mình chưa thất bại bất cứ đơn nào! trong khi đó theo kiểu COD, tỷ lệ giao hàng thất bại giao động từ 5 - 10%. Những nguyên nhân điển hình bao gồm:
  • Khách không nghe điện thoại: Bao gồm các lý do như mặc đồ không túi nên cho điện thoại vào ví hoặc vào cốp không để ý; ngủ quên; bỏ điện thoại ở đâu đó trong nhà không biết có người gọi.
  • Khách di chuyển tới một địa điểm xa nhưng không báo trước: Ví dụ như đang ở Hà Nội nhưng rồi về quê bất chợt.
  • Khách hủy đơn nhưng không thông báo trước: Vì lý do nào đó mà không mua nữa mà hay gặp nhất là trường hợp đặt mua của người khác.
Hầu hết các khách hàng không nghe điện thoại thường được giao lại trong lượt kế tiếp sau đó và bản thân họ cũng nhận lỗi hoặc chủ động gọi lại cho cửa hàng - OK, cái đó bên mình chấp nhận. Giao dịch vẫn được tiến hành.

Với trường hợp di chuyển bất chợt ra khỏi địa bàn xa mà khách không thông báo trước bên mình thường hủy đơn - bởi vì đây là thái độ "vô trách nhiệm". Cứ cho là việc gấp đi đâu đó thì cũng mất không đến 15s để thông báo lại. Tuy nhiên cái này mình cũng chỉ nhắc khách chứ không to tiếng gì.

Loại thứ ba mới đáng nói. Lúc đặt mua rất thiết tha, hẹn hò chắc như đinh đóng cột, nhưng khi gọi điện đến thì tìm lý do né tránh không mua, hoặc giả vờ nhầm máy...Lý do là gì?

Các thiên thần đang thèm khát sản phẩm, họ muốn nó ngay và luôn do vậy đặt hàng ở nhiều nơi và nơi nào giao trước thì lấy, bỏ bom các nơi còn lại!

Nhưng, nếu hủy đơn - người mua phải có trách nhiệm thông báo lại cho bên bán để họ đỡ mất công gói bọc hàng hóa, giao hàng cho shipper...vì những thứ đó đều là chi phí cả, đằng này cứ ỉm đi gọi thì bắt đầu ấm ớ. Đáng giận hơn 50% trong số đó lại cũng chính là những người đang bán hàng online! - tức là bản thân họ hiểu rất rõ việc họ đang làm.

Mình rất yêu khách - nhưng sẵn sàng chửi những đứa bố bậy.

Khách hàng không phải là Thượng đế, cũng không phải là bố mẹ, anh em. Khách hàng là khách hàng và mọi quan hệ dựa trên nền tảng đó tốt đẹp tiến lên hay tụt xuống toàn bùn với đất phụ thuộc vào cách hành xử của đôi bên.

Image: Aurora Demasi

Friday, June 20, 2014

Mẫu yêu cầu dịch vụ Facebook và Ký kết Hợp đồng

Chào bạn, rất vui vì bạn quan tâm đến dịch vụ của tôi. Trước khi chúng ta đi xa hơn, có một số thông tin tôi cần bạn trả lời để chúng ta hợp tác tốt hơn.

Câu hỏi

  • Loại hình kinh doanh của bạn?
  • Khách hàng bạn muốn hướng tới (giới tính, độ tuổi, thu nhập, địa lý)?
  • Bạn có cửa hàng thực ngoài đời không (offline) không?
  • Giá thành trung bình của sản phẩm?
  • Bạn muốn bán theo khu vực địa lý cụ thể hay toàn quốc?
  • Chính sách giao hàng của bạn thế nào?
  • Ảnh sản phẩm của bạn có tốt không? Nôi dung bài post của bạn có hấp dẫn không?
  • Bạn có tự tin với kế hoạch kinh doanh của mình không?
  • Bạn nghĩ điều gì là ưu thế của mặt hàng mình đang bán? 
  • Bạn nghĩ điều gì là nhược điểm?
  • Bạn có câu chuyện hay về sản phẩm muốn kể với khách hàng không?
  • Bạn kinh doanh một mình hay với mọi người, có bao nhiêu người?
  • Bạn có nhiều vốn không?
  • Chi phí bạn muốn bỏ ra cho quảng cáo là bao nhiêu?
  • Bạn muốn tăng bao nhiêu Like? Bạn muốn quảng cáo như thế nào?
  • Fanpage của bạn hiện tại thế nào?
  • Bạn có website riêng không? Nếu không có, bạn có muốn tạo một cái không?
  • Ngoài Facebook bạn có muốn có thêm hình thức quảng cáo nào khác không? Ví dụ quảng cáo Google (thường yêu cầu phải có website)
Hãy tự trả lời các câu hỏi trên, rồi chuẩn bị trả lời chúng khi chúng ta điện thoại nhé.

Hợp đồng Dịch vụ

Sau khi thảo luận xong chi tiết, chúng ta sẽ ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Mẫu hợp đồng như dưới đây:

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Hợp Đồng Quảng Cáo Facebook

Bên A: anh Nguyễn Đức Anh. Số CMT: 112045811
Bên B: anh (chị)....................   Số CMT: .................

Trong đó bên B là bên thuê dịch vụ, bên A là bên có trách nhiệm thực hiện đúng các yêu cầu đã thỏa thuận với bên B. 

Nghĩa vụ của bên B:
  • Bên B thuê bên A quảng cáo Facebook. Các chi phí mua quảng cáo do bên B chi trả.
  • Tiền công bên A nhận được là 1/3 chi phí mua quảng cáo do bên B thực hiện. Ví dụ nếu bên B chi 3 triệu mua quảng cáo thì bên A sẽ nhận thù lao 1 triệu. Tổng chi của bên B là 4 triệu. 
  • Bên B là bên cung cấp ảnh, tạo nội dung bài post.
  • Bên B có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ trước.
Trách nhiệm của bên A:
  • Đảm bảo Like mà bên B nhận được là người dùng quan tâm thật (dựa trên quảng cáo của Facebook), không phải like ảo, like auto hay like chạy app.
  • Đảm bảo số lượng Like mà bên B nhận được.
  • Đảm bảo thời gian hoàn thành yêu cầu do bên B đưa ra, với độ sai lệch về thời gian tối đa 10%.
  • Tạo 1 Fanpage cho bên B nếu được yêu cầu, tạo cover cho trang.
  • Thực hiện các yêu cầu quảng cáo do bên B đưa ra. Quản lý quảng cáo.
Các thiệt hại và bồi thường:
  • Nếu bên A không đảm bảo số lượng like của trang, bên A sẽ phải bồi hoàn số tiền tương ứng với lượng like bị thiếu.
  • Nếu trong thời gian hợp đồng đang diễn ra bên nào đơn phương hủy hợp đồng không có sự đồng thuận của cả hai, bên đó sẽ bị mất toàn bộ quyền lợi liên quan và phải đền bù những thiệt hại tương ứng cho bên kia.

Saturday, April 12, 2014

Phần mềm chỉnh sửa ảnh chân dung vui nhộn - Funny Photo Maker

Funny Photo Maker là phần mềm chỉnh sửa ảnh khá thú vị với các ưu điểm như:
  • Đơn giản: có sẵn các hiệu ứng chỉnh sửa ảnh cho bạn chọn, bạn chỉ việc nhấn nút!
  • Mạnh mẽ: có tới hơn 100 hiệu ứng! đủ để bạn say mê nó một thời gian dài
  • Miễn phí: phần mềm chỉnh sửa ảnh này hoàn toàn miễn phí, không phải crack, không vi phạm bản quyền
Đầu tiên bạn truy cập vào trang: http://funny-photo-maker.en.softonic.com/ để tải phần mềm, nó có dung lượng khoảng 50 MB. Việc cài đặt cũng rất đơn giản nên mình không hướng dẫn.

Sau khi cài đặt xong, giao diện khởi động sẽ giống như thế này, bạn chọn vào Open Images để bật ảnh muốn chỉnh sửa:

Khởi động phần mềm

Ở bên tay phải là nơi bạn chọn các hiệu ứng:

Chọn hiệu ứng cho ảnh

Funny Photo Maker phân làm 4 kiểu hiệu ứng chính:
  • Frame: đưa ảnh của bạn vào các khung hình ngộ nghĩnh
  • Face Fun: ghép mặt, khá hài hước
  • Artistic: các hiệu ứng lạ mắt cho ảnh
  • Collage: nhóm các ảnh lại với nhau
Việc chọn các hiệu ứng chỉnh sửa ảnh rất đơn giản, bạn thích cái nào thì click vào cái đó. Chúng ta sẽ đi sâu thêm một chút với việc chọn lựa hiệu ứng nhé.

Frame

Frame bao gồm các hiệu ứng kiểu khung hình, sau khi chọn được hiệu ứng ưng í, bạn click vào nút Export để tiến hành lưu ảnh:

Chọn Export

Một khung bật ra, bạn có các tùy chọn để lưu ảnh:

Tùy chọn lưu ảnh

Trong đó đáng chú ý nhất là phần tùy chọn về kích thước, bạn có thể tùy chỉnh bằng tay kích cỡ ở phần Image Size, hoặc click vào 6 tùy chọn kích cỡ ở phần Recommended Size.

Tiếp đến bạn chọn vị trí lưu ảnh. Cuối cùng là nhấn vào nút Save để tiến hành lưu, và đây là bức ảnh sử dụng 1 hiệu ứng Frame (nó có vài chục hiệu ứng Frame khác nhau):

Chỉnh sửa ảnh kiểu Frame

Face Fun

Nghe tên chắc bạn hiểu, đây là hiệu ứng ghép mặt khá hài hước, giống y như Frame bạn chỉ cần chọn hiệu ứng mong muốn rồi click vô là được. Nó chỉ khác chút là bạn phải chọn đúng khuôn mặt bạn thì khi ghép nó mới đẹp.

Cách làm như sau, bạn chuyển sang tab Face Fun, rồi nhấn vào Edit Original Image, một khung sau xuất hiện:


Bạn phải kéo khuôn mặt mô hình vào đúng khuôn mặt bạn, giờ bạn thấy nó lệch đúng không? không chỉ kéo vào đúng vị trí mà bạn còn phải điều chỉnh sao cho thật khớp giống như thế này:

Ghép cho chuẩn vào khuôn mặt

Ok, giờ chúng ta chọn một hiệu ứng chỉnh sửa ảnh ghép mặt xem nó như thế nào nhé:

Chỉnh sửa ảnh kiểu Face Fun

:))

Artistic

Có rất nhiều hiệu ứng chỉnh sửa nghệ thuật cho bạn chọn, dưới đây là một bức như vậy:

Chỉnh sửa ảnh kiểu Artistic

Các hiệu ứng hiện có khá giống với phần mềm chỉnh sửa ảnh Easy Photo Effects nhưng nhiều hơn, đa dạng hơn.

Collage

Cuối cùng là hiệu ứng collage, bạn chọn vài bức ảnh, phần mềm sẽ nhóm chúng lại rồi đưa vào khung hình lạ mắt như vị dụ dưới đây, dĩ nhiên là có nhiều cái khác nhau cho bạn chọn:

Chỉnh sửa ảnh kiểu Collage

Ok, thế là xong rồi, chúc bạn có nhiều tấm hình ngộ nghĩnh!

Phần mềm chỉnh sửa ảnh đơn giản Easy Photo Effects

Easy Photo Effects là phần mềm chỉnh sửa ảnh với cách sử dụng hết sức đơn giản, ưu điểm của nó có thể tóm gọn trong 3 gạch đầu dòng sau:
  • Gọn nhẹ: phần mềm chỉnh sửa ảnh này chỉ nặng chưa tới 400KB và không cần cài đặt
  • Dễ dùng: chương trình chỉ bao gồm các nút bấm để bạn chọn các hiệu ứng mong muốn cho bức ảnh
  • Miễn phí: bạn không phải tìm phần mềm crack - vừa mất công vừa vi phạm luật bản quyền, phần mềm Easy Photo Effects hoàn toàn miễn phí.
Bây giờ Blog Mạng Lưới Toàn Cầu sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phần mềm này. Đầu tiên bạn truy cập vào trang web: http://easyphotoeffects.com/ để tải phần mềm về, chương trình tương thích với Windows 7.

Sau khi tải xong bạn click vào phần mềm để sử dụng luôn, chương trình rất nhỏ gọn nên bạn không cần cài.

Phần mềm có 14 hiệu ứng, xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 7 hiệu ứng. Cụ thể các hiệu ứng chỉnh sửa ảnh bao gồm:
14 hiệu ứng chỉnh sửa ảnh
  • Chỉnh sửa ảnh thành đen trắng (Black & White)
  • Chỉnh sửa sang hiệu ứng Sepia (hơi ngả nâu)
  • Tăng sáng (Brightness)
  • Tăng độ tương phản (Contrast)
  • Hiệu ứng Topaza
  • Khung phim ảnh (Movie)
  • Chỉnh sửa ảnh về đêm (Night vision)
  • Hiệu ứng ảnh nổi (Embossed)
  • Hiệu ứng analigica
  • Chỉnh sửa thành ảnh có viền (Borders)
  • Chia khung màu (Colored Grid)
  • Hiệu ứng Tilt Shift
  • Thay đổi kích cỡ (Resize)
  • Xoay ảnh (Rotate)
Để chọn ảnh cần sửa bạn click vào Open Image:

Mở ảnh cần sửa

Bạn sẽ thấy bức ảnh ở chính giữa, bây giờ nếu bạn muốn ảnh có hiệu ứng nào thì chọn hiệu ứng chỉnh sửa đó. Bạn có thể áp dụng nhiều hiệu ứng chỉnh sửa lên bức ảnh.

Nếu muốn bỏ hiệu ứng nào đó thì bạn nhấn nút Undo:

Nút Undo

Muốn lưu bức ảnh thì bạn nhấn Save Image nhé.

Bonus: giờ tôi sẽ demo trên bức ảnh của cô bồ cả 14 hiệu ứng xem thế nào, mời bạn chiêm ngưỡng!














Vâng, xong hết rồi đấy ạ, cái cuối là hiệu ứng lộn ngược ảnh nhé :) 

Nếu bạn muốn một chương trình phức tạp hơn với nhiều hiệu ứng vui nhộn thì hãy sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh Funny Photo Maker.

Wednesday, April 9, 2014

Hướng dẫn xóa website trong Google Analytics

Thi thoảng có những thứ tưởng dễ làm mà hóa ra lại khó, xóa website trong Google Analytics đúng là vã mồ hôi! Tìm mãi mới thấy cái nút...

Thực tế thì xóa tài khoản rất dễ, nhưng nếu tài khoản của bạn có trên 2 website mà bạn chỉ muốn xóa website nào đó chứ không phải xóa cả tài khoản thì tìm cái nút xóa đến là phiền. Hôm nay Blog Mạng Lưới Toàn Cầu sẽ hướng dẫn bạn chi tiết.

Bước 1: Đăng nhập Google Analytics và chọn tab Quản trị

Tab quản trị

Bước 2: Chọn tài khoản và thuộc tính (website) tương ứng cần xóa khỏi Google Analytics

Chọn website trong tài khoản Google Analytics cần xóa

Nhìn sang bên tay phải, nhấn vào Xem cài đặt:

Xem cài đặt

Bước 3: Xóa và xác nhận xóa

Sau khi nhấn vào Xem cài đặt, bạn kéo xuống cuối trang và nhấn vào Xóa chế độ xem:


Sẽ có một thông báo hỏi bạn có chắc chắn muốn xóa website này ra khỏi Google Analytics hay không? Nếu bạn đồng ý thì nhấn Xóa chế độ xem, lưu ý là bạn sẽ không thể phục hồi lại dữ liệu đã xóa - cho nên hãy xem lại thật cẩn thận có đúng đó là trang web bạn cần xóa không:

Lời nhắc xóa

Ok, như vậy là xong rồi. Bạn đã xóa thành công website khỏi Google Analytics mà không cần phải xóa cả tài khoản.